FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Dinh dưỡng và cho ăn trong nuôi Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)



Nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) (tên tiếng anh là Scampi) phát triển rộng tại Ấn Độ những năm gần đây. Nuôi tôm càng xanh tăng trưởng sau khi ngành nuôi tôm được thiết lập lại sau dịch bệnh và các yếu tố khác. Các cơ sở hạ tầng sẵn có cho sản xuất giống và chế biến là cần thiết trong việc hỗ trợ cho nuôi tôm càng xanh. Hệ thống nuôi hiện tại trong ao gồm cả nuôi đơn và nuôi ghép với cá chép Ấn Độ là chủ yếu. Mật độ nuôi ở ao khoảng 0,5-2,5 con/m2 trong nuôi ghép và 1-5 con/m2 trong nuôi đơn. Thời gian nuôi là 6 - 8 tháng, bắt đầu vào đầu mùa gió Tây Nam (khoảng tháng 6 - 7,  nhiệt độ ở 27-30°C). Tôm càng xanh được cho ăn bằng thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp. Bài viết này là tóm tắt các chế độ dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn của tôm càng xanh trong ao nuôi, với các dẫn chứng cụ thể trong điều kiện nuôi ở đất nước Ấn Độ.

Bảng 1: Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng tôm càng xanh, M. Rosenbergii dựa trên thử nghiệm ở phòng thí nghiệm


Nhu cầu dinh dưỡng
 
Có một số thông tin khá tốt về nhu cầu dinh dưỡng của tôm càng xanh. Tôm có khả năng tiêu hóa một loạt các loại thức ăn có nguồn gốc cả thực vật và động vật. Đặc tính hoạt động của các enzym tiêu hóa trong đường tiêu hóa cho thấy sự hiện diện của các enzym như trypsin, amino peptidase, protease, amylase, chitinase, cellulase, esteraza và lipase. Nhu cầu dinh dưỡng của các giai đoạn tôm trong ao nuôi khác nhau được tóm tắt trong Bảng 1.
 
Protein và Acid amin
 
Khẩu phần thức ăn với hàm lượng protein khoảng 35-40% và mức năng lượng thô khoảng 3,2 kcal/g và tỷ lệ protein/năng lượng khoảng 125-130 mg protein/kcal là thích hợp cho sự phát triển của  tôm càng xanh trong hệ thống nuôi nước trong, nghĩa là không có bất kỳ sự cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên nào. Tôm bố mẹ được nuôi trong ao có thức ăn tự nhiên (như vi sinh vật đáy và hệ động vật có kích thước lớn) nhu cầu protein trong khẩu phần ăn khoảng 30%. Nhiều thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm thương phẩm có chứa 24 - 32% protein thô. Tỷ lệ protein/tinh bột = 1: 1, là có hiệu quả và tốc độ tăng trưởng tốt hơn. Tôm càng xanh cũng đòi hỏi một lúc 10 acid amin thiết yếu như các loài cá và giáp xác khác, nhưng về nhu cầu hàm lượng acid amin thì chưa được xác định.
 
Carbohydrate
 
Hiệu quả hoạt động đặc hiệu của amylase được tìm thấy ở tôm càng xanh, là loài sử dụng tốt carbohydrate như một nguồn năng lượng. Trong thời gian không cho ăn, việc chuyển hóa năng lượng trong tôm bị ảnh hưởng bởi carbohydrate, tiếp theo là lipid và protein. Phức hợp polysaccharides gồm tinh bột và dextrin được sử dụng hiệu quả hơn các loại đường đơn. Khẩu phần ăn với glucosamine  (một đường amino và đường trung gian giữa glucose và chitin) giúp tôm lột xác để thúc đẩy tăng trưởng. Protein được sử dụng hiệu quả trong khẩu phần ăn với tỷ lệ lipid-carbohydrate là 1: 3-1: 4. Tôm cũng được biết đến là sử dụng chất xơ cao bằng 30%.
 
Lipid và axit béo
 
Ở tôm càng xanh việc sử dụng carbohydrate trong khẩu phần ăn có hiệu quả như nguồn năng lượng,  nguồn protein rẻ tiền bởi chất béo không được xem là thành phần chủ yếu. Mức lipid trong khẩu phần ăn của tôm có thể thấp nhất là 5%, nguồn lipid này chứa đầy đủ hàm lượng của các axit béo thiết yếu. Nhu cầu của các axit không bão hòa rất béo (HUFA) trong khẩu phần ăn của tôm là rất thấp nhưng không thể thiếu. Cả HUFAs n-3 và n-6 trong khẩu phần ăn ở mức 0.075% được biết là có hiệu quả cho tăng trọng và hiệu quả ăn rõ rệt. Ngoài ra cả 18: 2n-6 và 18: 3n-3 cũng cần được bổ sung trong khẩu phần ăn của tôm.
M. Rosenbergii, giống như động vật giáp xác khác, không thể tổng hợp cholesterol do sự vắng mặt của các enzyme 3 hydroxy 3 methylglutaryl CoA reductase. Nhu cầu cholesterol trong khẩu phần ăn khoảng 0,3-0,6%. Việc thay thế 0,6% ergosterol hoặc stigmesterol là không hiệu quả so với 0,6% cholesterol. Tuy nhiên, một hỗn hợp của phytosterol (sitosterol, campesterol và dihydrobrassi-casterol) đã được chứng minh là có hiệu quả như cholesterol. Vì vậy, không giống như trong thức ăn nuôi tôm thẻ, thức ăn nuôi tôm càng xanh không cần bổ sung thêm cholesterol tinh khiết với mức cao mà chỉ cần cung cấp các thành phần chứa đủ hàm lượng phytosterol.
 
Bổ sung mức thấp cholesterol trong khẩu phần ăn của tôm bố mẹ được biết là ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng dẫn đến chất lượng con giống kém. Hàm lượng cholesterol ở trứng và gan tụy, và tổng hàm lượng lipid trong buồng trứng và gan tụy của tôm bố mẹ nuôi ngoài ao cho ăn với khẩu phần ăn có chứa 30% protein thô và 5% lipid thấp hơn đáng kể khi so sánh với những trứng thu từ tôm bố mẹ tự nhiên ở bãi thấp của sông Brahmini ở Orissa, Ấn Độ. Bổ sung mức cao hơn của lipid và cholesterol có thể là yếu tố cần thiết cho sự hoàn thiện trứng và chất lượng trứng.
 
Tôm càng xanh cũng giới hạn khả năng sinh tổng hợp phospholipid (PL). Mức yêu cầu cơ bản là 0,8% trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu tôm càng xanh bố mẹ. Một nguồn dinh dưỡng của phosphatidylcholine dưới dạng các lecithin - đậu nành là thiết yếu cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Bổ sung 5% lecithin - đậu nành cùng với 1% dầu gan cá và dầu đậu phộng trong khẩu phần ăn của ấu trùng thì tốc độ tăng trưởng cải thiện 164%. Việc thiếu các muối mật trong quá trình phát triển của ấu trùng, có thể bổ sung phosphatidylcholine trong khẩu phần ăn để thúc đẩy sự đồng hóa của chất béo ăn vào với tác dụng như chất nhũ hóa tạm thời.
 
Vitamin

 
Nhu cầu vitamin của M. rosenbergii có lẽ cũng tương tự như các loài cá và giáp xác khác. Tôm cần cung cấp 60-150mg vitamin C/kg thức ăn. Ở mức 60mg axit ascorbic và 300 mg α-tocopherol trên kg thức ăn là thích hợp cho tôm bố mẹ sinh sản và khả năng giữ con được tốt. Tuy nhiên, tôm cái được cho ăn với mức cao hơn của cả hai loại vitamin này (mỗi loại khoảng 900 mg/kg) có thể cải thiện chất lượng ấu trùng, khả năng chịu đựng cao hơn với stress amoniac. Nhiều báo cáo đã chứng minh rằng vitamin E ở mức 200mg/ kg thức ăn đã có thể điều chỉnh hệ thống hàng rào bảo vệ chất chống oxy hóa bằng cách làm giảm sự peoxy hóa lipid trong gan tụy.
 
Các khoáng chất
 
Các thông tin về nhu cầu hàm lượng khoáng chất trên tôm càng xanh là rất ít. Bổ sung canxi trong khẩu phần ăn của tôm có thể cải thiện sự tăng trưởng. Năng suất của tôm là tốt hơn khi canxi được cung cấp ở mức 3% trong môi trường nước mềm (hàm lượng canxi ở 5 ppm). Ngay cả khi hàm lượng canxi ở mức cao là 74 ppm, cần cung cấp thêm canxi ở mức 1.8% thì năng suất tôm được cải thiện tốt. Mức tối ưu của kẽm là 50-90mg/ kg thức ăn. Hiệu quả tăng trưởng và chuyển hoá thức ăn giảm khi bổ sung kẽm trong thức ăn liều cao hơn (> 90mg/ kg thức ăn).
 
Thức ăn
 
Nguồn thức ăn tự nhiên


Động vật phù du và quần thể trùn chỉ đóng một vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của tôm càng xanh trong ao nuôi. Ngay cả khi tôm lớn hơn 2g cũng có thể sử dụng động vật phù du tươi sống. Giun đất và ấu trùng côn trùng cũng là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Sự phát triển sinh vật không xương sống trong ao cần được tăng cường là vô cùng quan trọng trong việc nuôi tôm càng xanh vì nó sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả thức ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn có chất lượng tốt là quan trọng khi sinh khối trong ao tăng lên qua sự phát triển của động vật. Hơn nữa, kích cỡ tôm lớn đều nhau hơn khi thức ăn này được sử dụng (Tidwell et al. 2004).
 
Thành phần thức ăn
 
Bột đầu tôm, nội tạng gà, thịt ngao, nhộng tằm, bột xương thịt, bột cá, bột giáp xác, bột mực và bột thịt vẹm là một trong số những thành phần tốt nhất được sử dụng trong các thử nghiệm thức ăn của tôm. Các loại hạt ngũ cốc khác nhau, bánh hạt dầu (bánh dầu đậu phộng, bánh đậu nành, bánh dầu hướng dương), cám gạo và một số động vật nuôi khác và phụ phẩm nông nghiệp cũng đã được sử dụng như là thành phần trong khẩu phần thức ăn thử nghiệm. Nhiều trong số các thành phần này cũng được sử dụng trong làm thức ăn tự chế ở các trại nuôi tôm và thức ăn công nghiệp sản xuất tại Ấn Độ.
 
Tăng trưởng, tần suất lột xác và tỷ lệ sống tốt hơn khi sử dụng nguồn protein động vật trong thức ăn như bột thịt vẹm, bột mực, bột tôm, bột cá và bột giun đất so với các nguồn protein thực vật như các loại bánh dầu hạt khác nhau. Hiệu quả tăng trưởng tốt nhất khi hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp và hiệu quả sử dụng protein cao nhất có thể đạt được bằng cách cho tôm ăn khẩu phần ăn có nguồn protein là bột tôm càng xanh hơn cả bột thịt vẹm hoặc kết hợp khẩu phần ăn với tỉ lệ bột tôm càng xanh và bột thịt vẹm là 1: 1. Bộ xương thịt và bột tôm tít có thể được sử dụng như là một nguồn thay thế bột cá để sự chuẩn bị khẩu phần ăn thực tế cho tôm hiệu quả. Nguồn phụ phẩm Ethanol khô (chất hòa tan của bỗng được sấy khô - Distillers Dried Grains and Solubles - DDGS), là một thành phần rẻ tiền, hàm lượng protein tương đối cao (29%), phù hợp cho sử dụng trong khẩu phần ăn thực tế lên đến 40% tổng protein trong công thức. Bột cá có thể  được thay thế một phần hoặc hoàn toàn bằng bột đậu nành và phụ phẩm bã rượu trong khẩu phần ăn. Ngoài các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thông thường, nhiều nguyên liệu khác (các loại hạt nhà máy bia ép ẩm, ngô ủ chua, gan bò, hoa quả màu cam, khoai lang gọt vỏ, chuối bóc vỏ đông lạnh, củ cải xanh, ngọn cà rốt) có thể được sử dụng để đưa vào khẩu phần ăn của tôm.
 
Một công thức thức ăn nữa mà đang sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như bánh dầu đậu phộng, bột cá, bột đậu nành, cám gạo, vitamin và khoáng premix đã được nghiên cứu tại CIFA - Bhubaneswar, cho nuôi thương phẩm tôm càng xanh trong ao. Công thức thức ăn này là hữu ích cho những chủ trại nuôi nhỏ, người không sử dụng thức ăn công nghiệp và thay vào đó là chuẩn bị một trang trại làm thức ăn sử dụng hỗn hợp nguyên liệu của cám gạo, bánh dầu và bột cá hoặc bột giáp xác. Bổ sung chitin trong khẩu phần ăn của tôm là rất tốt cho sự hình thành của vỏ mới trong giai đoạn tôm lột xác. Men cây mía khô, Saccharum officinarum, một phụ phẩm của sản xuất rượu từ cây mía, có thể bổ sung lên đến 20% trên 30% protein trong khẩu phần ăn ở giai đoạn tôm nuôi thương phẩm.
 
Bổ sung thêm một số chất dẫn dụ như taurine, betain, glycine và proline trong khẩu phần ăn để kích thích tôm ăn mạnh và thúc đẩy tăng trưởng của tôm con. Bổ sung betaine vào nước đã cho thấy một sự tranh giành tìm kiếm thức ăn của tôm xảy ra, tăng 17% lượng ăn ăn vào thúc đẩy tăng trưởng tôm ở các giai đoạn tôm con. Cadaverine ở mức 2% là chất dẫn dụ tốt nhất khi được so sánh với các amin sinh hóa khác như putrescine, pheromone (nước tiểu cua và chất chiết xuất tuyến sinh dục tôm càng xanh) và chất chiết xuất từ mực. Tuy nhiên pheromone biểu hiện kết quả tốt chỉ với những con tôm đực, cho thấy rằng pheromone có thể phù hợp hơn với nuôi tôm càng xanh toàn đực.
 
Cách cho ăn
 
Tôm càng xanh là loài ăn tạp và ăn mùn bã hữu cơ. Nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi là thức ăn được tôm càng xanh ưa thích hơn so với thức ăn nhân tạo. Do đó, việc bón phân trong ao nuôi tôm càng xanh đóng một vai trò dinh dưỡng quan trọng và không cần thiết phải cung cấp thêm thức ăn nhân tạo cho đến khi sinh khối tôm trong ao nuôi đạt 18g/m2. Từ thời điểm này trở về sau năng suất tự nhiên ao nuôi giảm nên bắt buộc cung cấp thức ăn nhân tạo như một nguồn dinh dưỡng trực tiếp. Đối với tôm nuôi ngoài ao, lượng thức ăn cung cấp ban đầu 5 - 8% trọng lượng cơ thể/ngày. Tỷ lệ % lượng thức ăn cung cấp giảm dần theo sự phát triển của tôm, khi tôm đạt khoảng 20g về trọng lượng thì cung cấp khoảng 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể/ngày. Tôm bố mẹ được cho ăn với thức ăn được ép viên theo công thức nhân tạo với tỷ lệ 3 - 5% trọng lượng cơ thể, mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Nông dân thường cho tôm nuôi ăn hai lần/ngày với thức ăn có chứa hàm lượng protein từ 20 đến 35%. Tuy nhiên, tôm có thể phát triển tốt ngay cả với thức ăn chỉ chứa 15% protein khi nguồn thức ăn tự nhiên trong ao đầy đủ.
 
Tóm tắt
 
Tôm càng xanh là một trong những sản phẩm nuôi trồng thủy sản có giá trị cao đang nổi lên từ châu Á. Ở thời điểm hiện tại thức ăn chăn nuôi là hạng mục chi phí đơn lẻ lớn nhất, vì nó chiếm 40-60% chi phí hoạt động trong sản xuất tôm. Do đó việc cho ăn để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn cần phải được nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng các chất dẫn dụ trong thức ăn sẽ có liên quan trong việc cải thiện lượng thức ăn tôm ăn vào và hiệu quả thức ăn, giảm thiểu lãng phí thức ăn và ô nhiễm nước.


NguồnGopa Mitra, P.K. Mukhopadhyay, D.N. Chattopadhyay – Nutrition and Feeding in Freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii) farming – Aqua Feeds: Formulation and Beyond, Volume 2 Issue 1, 2005

Người dịch: Thạc Sĩ Hồ Thị Hồng Mai – Vinhthinhbiostadt
 
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi