FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Hiệu quả của acid hữu cơ - chất thay thế kháng sinh trong khẩu phần thức ăn nuôi cá rô phi

Việc gia tăng nuôi cá rô phi ồ ạt đã làm cho những con cá khỏe mạnh trở nên nhạy cảm với việc lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn làm thiệt hại kinh tế đáng kể.

Khả năng mở rộng và tính bền vững của nuôi cá rô phi toàn cầu được giới hạn bởi khả năng của chúng ta để kiểm soát và quản lý sự lây lan của các bệnh lây nhiễm. Điều quan tâm đặc biệt đến nuôi cá rô phi là bệnh do vi khuẩn gây ra bởi các nhóm Streptococcus như Streptococcus agalactiae mà có thể gây chết diện rộng, đặc biệt là nuôi cá lồng nước ấm và hệ thống nuôi thâm canh. Thuốc kháng sinh như oxytetracyline (OTC) là thường được sử dụng trong điều trị và/hoặc phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh đã được chứng minh rằng việc lạm dụng quá mức vào nó có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi như sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc mà có thể gây hại cho động vật chủ, môi trường và người tiêu dùng.

Do những lo ngại này, EU đã cấm sử dụng kháng sinh trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi năm 2006 và luật cấm này cũng đang thông qua nhiều quốc gia khác. Khuynh hướng sử dụng kháng sinh toàn cầu trở nên bị giới hạn hơn và không phổ biến trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, do nhu cầu của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, điều này sẽ trở nên ngày càng quan trọng để xác định các kháng sinh phù hợp và thay thế chất kích thích tăng trưởng.

Acid hữu cơ và các muối của chúng

Sự phát triển hiệu quả của các hợp chất không kháng sinh để thay thế việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh, để kiểm soát bệnh lây nhiễm và đẩy mạnh hiệu suất tăng trưởng là tối quan trọng cho việc mở rộng liên tục ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Các axit hữu cơ chuỗi ngắn (C1-C7) và các hỗn hợp hoặc muối của chúng, thường được biết như là acidifiers (tạm dịch là chất tăng độ axit), là thay thế đầy hứa hẹn cho chất kháng sinh kích thích tăng trưởng (Antibiotic Growth Promoters - AGP). Axit hữu cơ, chẳng hạn như benzoic, formic, lactic và axit propionic có thói quen được sử dụng như chất bảo quản lưu trữ trong thực phẩm và thành phần thức ăn chăn nuôi để ngăn chặn sự giảm chất lượng sản phẩm gây ra do nấm và vi khuẩn.

Một số axit hữu cơ đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn mạnh chống lại tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm quan trọng như Escherichia coli Salmonella spp. và hiện đang thử nghiệm trong thức ăn chăn nuôi trên cạn để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung acid hữu cơ lên khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm đã được báo cáo cho thấy cải thiện rõ lượng thức ăn ăn vào, sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và sức khỏe vật nuôi. Mặc dù việc sử dụng các axit hữu cơ và các muối của chúng lên khẩu phẩn thức ăn đã được nghiên cứu phổ biến ở nhiều động vật trên cạn khác nhau, nhưng các nghiên cứu trên động vật thủy sản chỉ được tăng cường trong 10 năm qua.

Nghiên cứu và lợi ích thương mại về việc sử dụng của các axit hữu cơ trong thức ăn thủy sản dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, do thay đổi những kiểm soát quy định toàn cầu về việc sử dụng thuốc kháng sinh. Gần đây, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu để so sánh ảnh hưởng của một khẩu phần thức ăn bổ sung acid hữu cơ pha trộn (Organic Acids Blend - OAB) nguyên mẫu với bổ sung OTC lên hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả cho ăn, khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng, độ hữu dụng khoáng chất, pH dạ dày ruột, tổng số lượng vi khuẩn hiện hữu trong phân và ruột của cá rô phi đỏ, Oreochromis sp., cũng như khả năng kháng bệnh do vi khuẩn S. agalactiae.

Thử nghiệm cho ăn trên cá rô phi

Bốn khẩu phần ăn thực tế isonitrogenous và isolipidic đã được thiết lập để đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cho cá rô phi. Oxit crom đã được bổ sung vào khẩu phần ăn thí nghiệm như là một chất chỉ thị đánh dấu chưa tiêu hóa hết để đo lường khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và khoáng chất. Bốn nghiệm thức thức ăn thí nghiệm được thiết lập: bổ sung 0,5% OTC (oxytetracycline dihydrate), 0,5% OAB, 1,0% OAB vào khẩu phần thức ăn và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung thuốc kháng sinh hoặc các axit hữu cơ vào khẩu phần thức ăn). Sản phẩm OAB thuộc sở hữu độc quyền của Đại học Sains Malaysia, gồm 5 axit hữu cơ (axit formic, axit lactic, axit malic, axit tartaric và acid citric; 75% w/w) được hấp phụ lên chất nền silicon dioxide based (25% w/w). Các khẩu phẩn ăn gồm: 0,5% OAB là được kết hợp với 5 g/ kg OAB hoặc 0,5% OTC là được kết hợp với 5 g/ kg OTC, trong khi khẩu phần ăn 1,0% OAB có 10 g/ kg OAB. Khẩu phần ăn 0,5% OTC được sử dụng như một đối chứng dương để điều tra việc phòng bệnh, vừa sử dụng OTC như một chất kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGP), vừa như là một chất kháng vi sinh vật cho cá rô phi khi được quản lý trên nền tảng lâu dài.

Tổng cộng có 20 cá giống rô phi đỏ Oreochromis sp. (trọng lượng trung bình ban đầu: 9,45 ± 0,01 g) được phân bố ngẫu nhiên vào mỗi bể, thí nghiệm có 12 bể nuôi bằng sợi thủy tinh, dạng hình tròn thể tích 500 L, nước máy cấp vào đã được lọc và khử clo. Mỗi bể nuôi được kết nối với một hệ thống nước chảy qua. Cá rô phi được cho ăn thỏa mãn bằng tay 02 lần/ ngày. Mỗi nghiệm thức thức ăn thí nghiệm được cho ăn lặp lại 03 lần/ nhóm cá. Mỗi tuần tất cả các cá đều được cân để theo dõi hiệu suất tăng trưởng. Các thử nghiệm cho ăn được thực hiện trong 20 tuần.

Sau 6 tuần thực hiện thí nghiệm cho ăn, phân của cá rô phi được siphon và thu một cách cẩn thận bằng một mắt lưới siêu mịn. Chỉ có những phân còn nguyên sợi (ít hơn 6 giờ hiện diện trong nước) mới được thu. Các mẫu phân thu được hàng ngày từ mỗi bể được gộp chung lại, đem sấy khô và nghiền mịn trước khi thực hiện phân tích thành phần hóa học và nồng độ oxit crom của chúng. Kết thúc thí nghiệm ở tuần 20, tất cả các cá được cân và đo chiều dài tổng, cân đo riêng lẻ từng cá thể. Tổng cộng có 12 con cá/ nghiệm thức bị giải phẫu, được lấy ngẫu nhiên từ mỗi bể và đo tỷ lệ hồng cầu, các chỉ số organ-body, nồng độ pH ruột và dạ dày của chúng. Tổng số lượng vi khuẩn hiện diện trong ruột cũng được xác định và kết quả được xác định theo CFU/ g.



Khuẩn lạc Streptococcus agalactiae được nuôi cấy trên môi trường thạch máu biểu hiện ß-hemolysis (bên trái). Nhuộm Gram S. agalactiae biểu hiện gram dương (màu tím), dạng cầu khuẩn đơn lẻ, theo cặp, hoặc dạng chuỗi ngắn (bên phải).

Thử nghiệm gây bệnh

Thí nghiệm có tổng cộng 72 con cá (18 con cá/ nghiệm thức) được sử dụng cho thử nghiệm gây bệnh vi khuẩn. Cá rô phi từ mỗi nghiệm thức của thử nghiệm cho ăn đã được thả lại vào 8 bể và cá từ nhóm thả lại này được cho ăn với khẩu phần thức ăn 2 lần/ ngày, cho ăn thoả mãn trong 1 tuần để cá thích nghi dần trước khi gây bệnh. Gây bệnh với vi khuẩn S. agalactiae (chủng vi khuẩn. TBK9B), được phân lập từ não của một cá rô phi bị nhiễm bệnh. Sử dụng 100 ml dung dịch huyền phù có mật độ vi khuẩn gốc 1,4 x 109 CFU/ml để gây bệnh cho cá, bằng phương pháp tắm ngâm sau khi thể tích nước của các bể đã được giảm xuống còn 50 L để đạt được một nồng độ vi khuẩn ban đầu khoảng 2.79 x 106 CFU/ mL.

Sau 1 giờ gây nhiễm với vi khuẩn, tăng lượng nước trong tất cả các bể nuôi cá lên 125 L, và lượng nước được thay hơn 50%, thay 1 lần/ ngày. Trong suốt giai đoạn thử nghiệm này, cá được cho ăn 1 lần/ ngày, cho ăn thỏa mãn và thử nghiệm gây bệnh được thực hiện trong 22 ngày. Dịch mẫu được lấy vô trùng từ các cơ quan não, mắt và thận từ tất cả các cá chết và được nuôi cấy lên đĩa thạch máu, ủ ở 30°C để kiểm tra sự hiện diện của S. agalactiae.

Hiệu quả của acid hữu cơ trong khẩu phần thức ăn

Tăng trưởng và tỉ lệ sống

Cá rô phi cho ăn khẩu phần thức ăn 0,5% OTC có ý nghĩa cao hơn đáng kể (P <0,05) về tăng trưởng và trọng lượng cuối cùng so với nghiệm thức lô đối chứng, nhưng không có ý nghĩa khác biệt từ cá rô phi ăn khẩu phần ăn OAB (P> 0,05). Không có sự khác biệt đáng kể nào được phát hiện cho tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein, chỉ số hồng cầu (hematocrits) hoặc chỉ số nội tạng cơ thể (organ-body). Tỉ lệ sống cá rô phi là cao (95-100%) ở nghiệm thức cá cho ăn khẩu phần thức ăn 0,5% OTC hoặc 1,0% OAB và cao hơn đáng kể (P = 0,003) so với khẩu phần thức ăn đối chứng. Do đó có thể kết luận rằng cho pha trộn đúng khẩu phần acid hữu cơ ở mức tối ưu, các axit hữu cơ có thể đạt hiệu quả bằng OTC trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô phi mà không có tác dụng phụ có hại  nào của việc sử dụng kháng sinh.

pH thức ăn

Bổ sung 0,5% OAB vào khẩu phần thức ăn thí nghiệm đã làm hạ thấp pH khẩu phần ăn từ 5,88 xuống 5,64 và từ 5,88 xuống 5,40 khi bổ sung 1,0% OAB. Bổ sung OTC không ảnh hưởng đến pH khẩu phần ăn. Trong khi đó, độ pH dạ dày không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các khẩu phần ăn, độ pH ruột của cá rô phi cho ăn khẩu phần ăn với 0,5% OAB hoặc 1,0% OAB thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn 0,5% OTC hoặc khẩu phần ăn đối chứng. Tăng khẩu phần ăn bao gồm OAB từ 0,5 đến hơn 1,0% đã làm hạ thấp độ pH ruột.

Cá rô phi được cho ăn với khẩu phần ăn 1.0% OAB đã tăng cường sự tiêu hóa photpho, vật chất khô và chất tro đáng kể so với cá cho ăn khẩu phần ăn đối chứng. Những cải thiện tương tự trong tiêu hóa các chất dinh dưỡng cũng được quan sát thấy trong các khẩu phần ăn đã bổ sung OTC. Cả hai loại acid hữu cơ và kháng sinh có thể cải thiện tiêu hóa chất dinh dưỡng bằng cách giảm sự cạnh tranh của vi sinh vật với động vật chủ về các chất dinh dưỡng và/ hoặc giảm việc sản xuất các chất chuyển hóa vi sinh vật đình trệ tăng trưởng. Không giống như các loại thuốc kháng sinh, cơ chế hoạt động của các axit hữu cho việc cải thiện các chất dinh dưỡng mở rộng xa hơn, giảm hoặc biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong nghiên cứu này, độ pH thức ăn được tiêu hóa và hấp thu trong ruột của cá cho ăn khẩu phần ăn OAB giảm đáng kể so với khẩu phần ăn đối chứng hoặc khẩu phần bổ sung OTC đã được quan sát. Lợi ích tiềm năng của sự axit hóa có thể bao hàm sự tăng cường các hoạt hóa pepsin và các hoạt động enzyme tiêu hóa khác cũng như cải thiện độ tan của các khoáng chất trong thức ăn được tiêu hóa và hấp thu. Axit hữu cơ cũng có thể hoạt động như các chất tạo phức ràng buộc lên cation dọc theo đường ruột dẫn đến sự hấp thu khoáng chất được cải thiện.

Xác định vi khuẩn trong phân cá

Việc bổ sung OAB trong khẩu phần thức ăn làm giảm đáng kể tổng số vi khuẩn hiện hữu trong phân của cá rô phi so với khẩu phân ăn đối chứng. Tổng mật độ khuẩn (CFU/ g) cao nhất trong phân đã được phát hiện ở nghiệm thức cá cho ăn khẩu phần ăn đối chứng, cao hơn đáng kể so với số lượng vi khuẩn xác định được trong phân thu từ cá cho ăn khẩu phần thức ăn bổ sung 0,5% hoặc 1,0% OAB. Số vi khuẩn đếm được trong phân của cá rô phi ăn khẩu phần thức ăn bổ sung 0,5% OTC không có ý nghĩa khác biệt so với tất cả các nghiệm thức khác. Sau 20 tuần, cá cho ăn khẩu phần thức ăn bổ sung 0,5% hoặc 1,0% OAB có tổng số vi khuẩn hiện diện trong ruột thấp hơn đáng kể so với nhóm cá cho ăn khẩu phần ăn bổ sung 0,5% OTC hoặc khẩu phần ăn đối chứng. Cá được cho ăn khẩu phần ăn bổ sung 1,0% OAB có quần thể vi khuẩn thấp nhất (1,03 x 104 CFU/ g), thấp hơn 68,5% so với cá cho ăn khẩu phần ăn đối chứng (3,27 x 104 CFU/ g).

Bằng cách dùng một sự pha trộn tối ưu các axit hữu cơ và sự bổ sung ở mức độ khẩu phần tối ưu, nghiên cứu này cho thấy rằng các axit hữu cơ có tiềm năng lớn trong việc thay thế việc sử dụng các thuốc kháng sinh.”

Sau 22 ngày gây nhiễm với S. agalactiae, cá rô phi được cho ăn với khẩu phần ăn bổ sung 0,5% hoặc 1,0% OAB có quần thể vi khuẩn bám dính ruột ít đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Trong khi đó, cá rô phi ăn khẩu phần ăn bổ sung 1.0% OAB có quần thể vi khuẩn ruột thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn khẩu phần ăn bổ sung 0,5% OTC. Kết quả này là có ý nghĩa cao vì nó nêu bật những lời cam kết của các axit hữu cơ như một phương tiện để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh hiện diện trong quần thể vi khuẩn ở ruột cá, mà có thể là bất lợi đến sức khỏe của cá.

Bảo vệ khỏi nhiễm trùng Streptococcus

Trong suốt 22 ngày gây bệnh, cá rô phi bị nhiễm bệnh đã được quan sát để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhiễm S. agalactiae như bơi lội thất thường, mắt lồi một bên hay hai bên, mờ đục giác mạc, lờ đờ, giảm ăn, và đặc biệt xuất huyết xung quanh mắt, nắp mang, các vây bụng và mép vây đuôi. Dịch mẫu lấy từ não, mắt và các mô thận của cá chết được nuôi cấy cho kết quả dương tính với vi khuẩn Streptococcus ß-hemolytic do đó khẳng định được nguyên nhân cá chết. Không có vi khuẩn liên cầu nào được phân lập từ các mô của cá còn sống sót khỏe mạnh ở cuối thử nghiệm gây bệnh. Tổng số cá rô phi ăn bằng khẩu phần ăn đối chứng còn sống sót thấp hơn đáng kể so với nhóm cá ăn thức ăn có bổ sung 0,5% OAB hoặc 0,5% OTC, trong đó có cùng số cá còn sống sót sau 22 ngày kể từ ngày phơi nhiễm với S. agalactiae. Đối với cá rô phi ăn khẩu phần 1,0% OAB, không có sự khác biệt đáng kể nào được phát hiện khi so sánh giữa tất cả các nghiệm cho ăn. Ở liều đúng, khẩu phần ăn có các axit hữu cơ được chứng minh là có hiệu quả như OTC trong việc bảo vệ cá rô phi nhiễm vi khuẩn Streptococcus.



Tổng số vi khuẩn hiện diện (CFU/ g) trong ruột cá rô phi đỏ được cho ăn các khẩu phần thí nghiệm sau 20 tuần và sau khi gây nhiễm với S. agalactiae. Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05), (Koh et al., 2016).

Dư lượng kháng sinh

Trong nghiên cứu này, dư lượng kháng sinh đã được phát hiện trong tất cả các mô/ cơ quan của cá thử nghiệm cho ăn khẩu phần ăn 0,5% OTC với hàm lượng thấp nhất được tìm thấy trong cơ thịt trong khi đó được phát hiện cao nhất trong xương sống. Các xương sống (backbone) của cá rô phi chứa nồng độ OTC cao hơn đáng kể (33,17 mg/ kg) so với tất cả các mô khác. Nồng độ OTC là 0,38 mg/ kg được phát hiện trong cơ của cá rô phi trong nghiên cứu này và đã vượt quá giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của Tổ chức Y tế Thế giới, giới hạn đã được khuyến cáo MRL là 0,2 mg/ kg đối với cơ cá.

Dư lượng OTC đã không được phát hiện trong bất kỳ các mô nào của cá ăn các khẩu phần ăn đối chứng hoặc OAB. Trực quan kiểm tra cho thấy rằng cá rô phi ăn khẩu phần OTC đã có một sắc tố màu vàng huỳnh quang rõ rệt của vảy, tia vây và nắp mang, mà tăng lên theo thời gian, cũng như vệt tối xung quanh nắp mang. Đây không phải là bất ngờ vì các sản phẩm tetracycline có khả năng tạo chelat ion canxi và được đưa vào mô biến thành hóa vôi như là trường hợp của cá rô phi phát triển trong nghiên cứu này. Sắc tố không mong muốn như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thị của cá rô phi nuôi, đặc biệt là khi đem bán cá sống, tươi hoặc ướp lạnh.

 
 
Cá rô phi đỏ cho ăn khẩu phần ăn bổ sung 0,5% oxytetracycline sau 20 tuần. Mũi tên chỉ sự phân biệt sắc tố hơi vàng/ hơi nâu trên các vảy, các tia vây và nắp mang.
 
  
 
Xương sống của cá rô phi đỏ cho ăn thức ăn không bổ sung oxytetracycline (OTC)- (A) & (B) bổ sung oxytetracycline (OTC) sau 20 tuần. Lưu ý màu sắc hơi vàng tối ở xương sống cá nuôi có bổ sung OTC lên khẩu phần thức ăn.

Kết luận

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là một vấn đề đáng quan tâm trong các hệ thống nuôi cá thâm canh đang gây thiệt hại kinh tế cao cho người nông dân. Trong nghiên cứu này, tất cả các khẩu phần ăn thí nghiệm đưa đến một sự cải tiến về sức đề kháng của cá rô phi với vi khuẩn S. agalactiae, nghiệm thức với 0,5% OAB và 0,5% OTC có sự bảo vệ cá ngang nhau và cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Tăng khẩu phần ăn 10g/ kg OAB không cải thiện đáng kể sự sống của cá. Điều thú vị, cá cho ăn khẩu phần ăn OAB có số lượng khuẩn trong ruột và phân ít hơn đáng kể so với nhóm ăn khẩu phần ăn OTC.

Những lợi ích tốt của axit hữu cơ trong khẩu phần ăn được quan sát trong nghiên cứu này có thể là một phần do thực tế có một sự kết hợp của các axit hữu cơ khác nhau được sử dụng. Mỗi axit hữu cơ có phổ hoạt tính kháng khuẩn riêng của nó và thường được biết rằng một loại axit hữu cơ là không hoàn toàn hiệu quả chống lại các bệnh gây ra bởi các vi sinh vật. Sự kết hợp của các axit hữu cơ thường được coi là có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây bệnh so với một axit duy nhất, và có thể có tác dụng hiệp lực.

Chúng tôi đã có thể tối đa hóa hiệu quả kháng vi sinh vật của OAB được sử dụng trong nghiên cứu này bằng cách kết hợp các axit hữu cơ khác nhau dựa trên dữ liệu của chúng tôi từ những nghiên cứu in vitro ban đầu khác nhau về hiệu quả kháng vi sinh vật của chúng chống lại các mầm bệnh khác nhau trên cá. Trong nghiên cứu này, các tác động có lợi của axit hữu cơ trong khẩu phần ăn bằng hoặc vượt qua OTC, cả hai như một kháng sinh và có khả năng để cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng và năng suất tăng trưởng của cá rô phi. Đây là khuynh hướng được xem là đầy hứa hẹn đặc biệt hiện nay ngày càng nhấn mạnh về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản xuất nuôi trồng thủy sản dẫn đến giảm hoặc cấm sử dụng kháng sinh. Việc giảm đáng kể số lượng vi khuẩn trong phân cũng như cải thiện việc sử dụng phốt pho (P) trong khẩu phần ăn, cá rô phi ăn khẩu phần ăn OAB có thể đem lại những lợi ích bổ sung bằng cách giảm thiểu xả thải quá mức ra môi trường. Axit hữu cơ có tiềm năng để trở thành một phụ gia thức ăn hữu ích trong thức ăn cá rô phi nuôi để cải thiện sức khỏe và năng suất cá một cách thân thiện với môi trường.

Bài viết này được dựa trên một ấn phẩm gần đây bởi các tác giả và đã được tóm tắt, bổ sung những minh họa bởi Koh, Romano, Siti Zahrah và Ng (2016). Ảnh hưởng của hỗn hợp các axit hữu cơ và oxytetracycline trong khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng, sử dụng dinh dưỡng và tổng số vi sinh vật hiện hữu trong đường ruột của cá rô phi đỏ, Oreochromis sp., và khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus agalactiae, Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Vol 47, trang 357- 369.

Nguồn: Wing-Keong Ng, Chik-Boon Koh, Nicholas Romano and Siti-Zahrah Abdullah, Efficacy of dietary organic acids as an alternative to antibiotics in tilapia farming, March/April 2016 AQUA Culture Asia Pacific Magazine.


Người dịch: Thạc Sĩ Hồ Hồng Mai - Công Ty Vinhthinhbiostadt
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi