FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Nguy cơ độc tố nấm mốc (Mycotoxin) đối với tôm cá

Hầu hết những vấn đề hiện nay mà ngành công nghiệp nuôi tôm đang phải đương đầu đều có liên quan đến sự xuất hiện tràn lan của dịch bệnh như bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, theo ông Pedro Encarnação cho biết, độc tố nấm mốc (mycotoxin) là một mối đe dọa khác thường không được quan tâm cũng ảnh hưởng đến năng suất tôm. 
 

Vấn đề nhiễm độc tố trong thức ăn của các loài thủy sinh thường phổ biến ở các vùng khí hậu nóng ẩm, ví dụ như vùng Đông Nam Á. Có nhiều nhiều yếu tố gây ra việc nhiễm độc tố trong thức ăn thủy sàn, chẳng hạn như chất lượng của thành phần thức ăn thấp và phương pháp bảo quản thức ăn không đúng cách. Mycotoxin được sinh ra bằng trao đổi chất thứ cấp của các loại nấm mốc. Độc tố được sản sinh ra bởi những sinh vật này khi chúng phát triển trong các sản phẩm nông sản trước hoặc sau khi thu hoạch, hoặc trong suốt quá trình vận chuyển, hoặc trong kho chứa.
 
Với khuynh hướng và nhu cầu kinh tế nhằm thay thế protein đắt tiền có nguồn gốc từ động vật bằng nguồn protein thực vật rẻ hơn. Tác động của việc nhiễm độc tố mycotoxin trong thức ăn thủy sản sẽ có xu hướng tăng lên do mức độ nhạy cảm tăng cao hơn đối với việc nhiễm độc tốc mycotoxin trong thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tôm và các động vật nuôi khác sử dụng thức ăn bị nhiễm độc tố mycotoxin đều có khả năng chậm tăng trưởng và tình trạng sức khỏe bị suy yếu, độc tố này được sản sinh bởi các chi nấm: Aspergillus, Penicillium and Fusarium sp (theo CAST, 2003). Các tác hại mà các loại độc tố này có thể gây ra như: gây độc thần kinh (fumonisin B1), thận nhiễm độc (ochratoxin), viêm da (trichothecenes), hoặc ức chế khả năng miễn dịch (aflatoxin B1, ochratoxin A and T-2 toxin).
 
Mỗi loại độc tố nấm mốc khác nhau thì có độc lực khác nhau, ảnh hưởng đến các loài động vật khác nhau và trong khi ảnh hưởng của mycotoxin đối với động vật trên cạn được biết đến tương đối rộng thì ảnh hưởng của mycotoxin trên các loài thủy sản chưa được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã công bố dấu hiệu nhận biết bệnh lý của các loài tôm cá bị ngộ độc mycotoxin mà có thể gây ra thiệt hại về kinh tế đối với ngành công nghiệp nuôi tôm. Những thiệt hại kinh tế này có thể được gây ra bởi các ảnh hưởng bất lợi trên chính vật nuôi, hoặc bởi mức độ phơi nhiễm cao, hoặc sức khỏe của vật nuôi có khả năng suy yếu mạnh khi tiếp xúc với độc tố ở mức độ trung bình hoặc thấp.
 
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘC TỐ AFLATOXIN
 
Sự thờ ơ đối với kết quả thức ăn tôm bị nhiễm mycotoxin có liên quan trực tiếp đến sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của các loại độc tố nấm mốc khác nhau trong quá trình nuôi giáp xác. Mặc dù thông tin còn hạn chế, nhiều nghiên cứu về độc tính của mycotoxin đối với các loài thủy sản không xương sống đã được tiến hành. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã và đang tập trung chủ yếu vào độc tố aflatoxin. Các báo cáo cho biết khẩu phần ăn chứa độc tố aflatoxin B1 (AFB) đã ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn, hệ số tiêu hóa (ACDs), và gây rối loạn sinh lý và thay đổi mô học, đặc biệt là trên mô gan tụy.
 

Điều đó được ghi nhận qua những thay đổi mô học trong gan tụy của tôm được cho ăn khẩu phần có chứa AFB với nồng độ 100 – 2500 ppb (phần tỷ) trong 8 tuần, như ghi nhận sự biến đổi gan teo, tiếp theo là hoại tử các tế bào biểu mô hình ống. Sự thoái hóa nghiêm trọng của ống gan tụy thường xuất hiện phổ biến trong tôm cho ăn AFB ở nồng độ cao. Vào năm 1995, Ostrowski-Meissner và cộng sự đã báo cáo tôm cho ăn AFB ở nồng độ 50 ppb thì các mô tuyến gan tụy có dấu hiệu bất thường chỉ sau 2 tuần. Hệ số chuyển đổi thức ăn và tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng AFB chỉ ở mức 400 ppb. Hệ số tiêu hóa (ADCs) giảm đáng kể với AFB ở nồng độ 900 ppb. Theo Burgos-Hernadez và cộng sự (2005), tác dụng của độc tố AFB đối với tôm làm biến đổi quá trình tiêu hóa và khối gan tụy phát triển bất thường do tiếp xúc với độc tố mycotoxin. Những tác dụng này có thể do sự biến đổi hoạt động của enzyme tripsin và collagenase, một trong những yếu tố khác như là tác dụng phụ của mycotoxin trên những enzyme tiêu hóa khác nhau (ví dụ như lipase và amylase). Những kết quả này cho thấy được thức ăn tôm bị nhiễm độc tố AFB có thể gây thiệt hại kinh tế là giảm năng suất tôm.
 
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI ĐỘC TỐ MYCOTOXIN KHÁC
 
Các thông tin về ảnh hưởng của các loại độc tố nấm mốc có hại khác có thể có trên tôm và các loài giáp xác rất khan hiếm. Chỉ có một vài nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của deoxynyvalenol (DON), ochratoxin A (OTA), zearelenone (ZON) và T-2 trên tôm. Deoxynyvalenol (còn gọi là vomitoxin) và trichothecenes loại B khác được sản sinh bởi Fusarium sp và có thể là độc tố chính của lúa mì.
 
Trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng có chứa Deoxynyvalenol với nồng độ lần lượt là 200, 500, 1000 ppb làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của độc tố DON ở mức 200 ppb và 500 ppb được thể hiện vào thời kỳ tăng trưởng cuối, và DON mức 200 ppb chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Hệ số chuyển đổi thức ăn không sai khác có ý nghĩa về mặt khống kê đối với tôm cho ăn khẩu phần đối chứng (0.0 ppb DON). Đối với tôm sú, thức ăn có bổ sung độc tố DON lên đến 2000 ppb không gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm.
 
Vào năm 2006, Supamattaya và cộng sự đã báo cáo rằng tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng giảm đáng kể bởi độc tố T-2 ở mức 0.1 ppm trong khi tôm sú giảm tăng trưởng ở mức 0.2 ppm. Sự hiện diện của độc tố T-2 ở mức 1.0 – 2.0 ppm làm mô tế bào gan tụy bị thoái hóa nghiêm trọng và chuyển sang teo gan, gây viêm nhiễm và sự tiếp xúc lỏng lẻo của các mô tạo máu và cơ quan lymphoid trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau khi cho ăn tương ứng với 10 tuần và 8 tuần. Cùng một bệnh lý như vậy đã được tìm thấy trên tôm bị nhiễm zearalenone 1.0 ppm. Các tác giả kết luận rằng tôm chân trắng nhạy cảm với mycotoxin hơn tôm sú.
 
ỨC CHẾ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
 
Bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ khẩu phần ăn có chứa độc tố mycotoxin làm ức chế hệ thống miễn dịch và giảm khả năng kháng bệnh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi động vật tiêu thụ sản phẩm có chứa độc tố ở mức độ thấp hoặc trung bình, những ảnh hưởng của độc tố đã được bỏ qua và những thiệt hại kinh tế thường chỉ liên quan đến vấn đề bùng nổ dịch bệnh. Những độc tố mycotoxin làm suy yếu hệ thống miễn dịch bao gồm AFB, T-2, OTA, DON và fumonisin.
 
Những ảnh hưởng của độc tố mycotoxin trên khả năng đáp ứng miễn dịch của các loài động vật trên cạn đã được kiểm tra rộng rãi. Hầu hết các độc tố này đều gây suy giảm hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế sự tổng hợp của các protein quan trọng có liên quan đến chức năng miễn dịch. Hồng cầu, kết hợp với bạch cầu được ổn định tạo thành các thành phần có trách nhiệm miễn dịch của hệ miễn dịch tôm, và như vậy vấn đề giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu có thể làm giảm khả năng kháng bệnh, làm cho tôm dễ bị bệnh nhiễm trùng hơn.
 

Tuy nhiên, kết quả về hoạt tính của enzyme phenoloxidase (PO) cho thấy khi tôm được cho ăn độc tố OTA với nồng độ cao (1000 ppb) gây giảm đáng kể hoạt tính của PO. Ảnh hưởng của độc tố aflatoxin lên hệ miễn dịch là giảm việc sản sinh phần tử tế bào nhất định như bổ sung C4 và lymphokine (ví dụ: interleukins và tế bào lympho T). Aflatoxin, ức chế khả năng thực bào của các đại thực bào, làm biến đổi các quá trình tiếp theo và nhận diện kháng nguyên cho tế bào lympho B với giảm hệ quả trong khả năng kháng bệnh.
 
Mối tương quan nghịch giữa số lượng hồng cầu và nồng độ AFB trong khẩu phần cho ăn được báo cáo bỡi Boonyaratpalin và cộng sự (2001) khi cho tôm ăn khẩu phần khác nhau với AFB từ 0 – 2500 ppb trong suốt khoảng thời gian 8 tuần. Sự biến đổi sinh hóa của huyết tương bỡi AFB cũng được báo cáo bỡi Bintvihok và cộng sự (2003). Sự suy giảm trong hoạt động của các tế bào miễn dịch làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của tôm.
 
PHÒNG CHỐNG ĐỘC TỐ NẤM MỐC
 
Thức ăn và nguyên liệu thô bị nhiễm độc tố nấm mốc là một thực tế mà ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Chúng là những độc tố vô hình, không mùi, không vị, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi. 
 
Chọn lựa nguyên liệu thô cẩn thận, duy trì điều kiện bảo quản thức ăn và nguyên liệu thô tốt, và sử dụng sản phẩm khử hoạt tính độc tố nấm mốc có hiệu quả để chống lại các loại độc tố nấm mốc khác nhau có phổ rộng nhất mà có thể hiện diện.
 
Các chất kết dính hoặc các chất hấp phụ đã được sử dụng để trung hòa ảnh hưởng của độc tố nấm mốc bằng cách ngăn chặn sự hấp thu của chúng từ đường tiêu hóa của động vật. Thật không may, các nhóm độc tố nấm mốc khác nhau thì khác nhau về cấu tạo hóa học và do đó nó không thể khử hoạt tính của tất cả các loại độc tố như nhau được nếu chỉ sử dụng một chiến lược duy nhất. Hơn thế nữa, những chất chiết xuất từ tảo đặc biệt có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và do đó vượt qua hiệu ứng ức chế miễn dịch của tất cả các loại độc tố nấm mốc.
 
Độc tố nấm mốc có thể được khử bằng cách sử dụng vi sinh vật hoặc enzyme làm suy biến cấu tạo độc tố một cách đặc biệt thành chất chuyển hóa không độc. Gan, là cơ quan chính mà độc tố nấm mốc tấn công vào, được bảo vệ bằng các chất chiết xuất từ tảo và thực vật chọn lọc. Các chất chiết xuất này có thể khử hiệu ứng liên quan đến độc tố bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm chứng viêm nhiễm.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ


Tiến sĩ Pedro Encarnação đã có một nền tản rộng lớn về nuôi trồng thủy sản và dinh dưỡng, ông đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện các công thức thức ăn cho các loài thủy sản. Ông có bằng đại học danh dự về ngành Sinh Học Biển và Nghề Cá, bằng thạc sĩ nuôi trồng thủy sản do trường Đại Học Algarve (Bồ Đào Nha) cấp, và bằng tiến sĩ về dinh dưỡng động vật nuôi do trường Đại Học Guelph (Canada) cấp.

Xem đầy đủ bài viết của tác giả Pedro Encarnação tại đây: 

http://www.allaboutfeed.net/Process-Management/Feed-Safety/2008/4/Mycotoxins-an-overlooked-threat-in-shrimps-AAF011428W/

Dịch bởi: KS HUỲNH THỊ BÍCH THINH - Công ty VinhthinhBiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi