FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Sản xuất lúa Thu Đông cần quan tâm những vấn đề gì và biện pháp khắc phục- phần 1

Sản xuất lúa Thu Đông cần quan tâm những vấn đề gì? 

Theo GS TS Nguyễn Bảo Vệ - Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ: Vụ lúa Thu Đông mưa nhiều, khó rút nước và do tranh thủ mùa vụ nên việc phòng trị ngộ độc hữu cơ cho lúa gặp nhiều khó khăn như sau:

Ba khó:

Khó “ngăn chận” độc chất hữu cơ sản sinh ra trong đất. Để ngăn cản việc sản sinh độc chất hữu cơ thì phải đốt rơm rạ trước khi làm đất hoặc cày vùi rơm rạ khi đất khô ráo. Nhưng trong vụ Thu Đông mưa nhiều không đốt rơm rạ được, hầu hết các ruộng đều được trục vùi rơm rạ trong điều kiện đất ngập nước. Quá trình phân hủy rơm rạ trong điều kiện thiếu không khí như vậy sẽ không tránh khỏi độc chất hữu cơ được tạo ra trong đất.

Khó “né tránh” cho cây lúa ít tiếp xúc với độc chất hữu cơ. Trong trường hợp không thể ngăn cản việc sản sinh độc chất cơ, thì việc phải làm tiếp theo là sau khi trục vùi rơm rạ phải để cho rơm rạ phân hủy ít nhất 3 đến tuần mới bắt đầu làm đất xuống giống. Tuy nhiên, do sợ lũ, hạn, mặn cuối vụ nên ở vụ Thu Đông thường phải tranh thủ xuống giống ngay sau khi làm đất. Việc làm nầy chắc chắn cây lúa phải đối mặt với độc chất hữu cơ mà không thể nào né tránh được.

Khó “hóa giải” độc chất hữu cơ trong đất. Trong trường hợp cây lúa phải đối mặt với độc chất hữu cơ thì phải hóa giải nhanh chóng các độc chất nầy bằng cách chủ động rút nước 2 lần: khi cây lúa được 15 ngày và 30 ngày sau khi sạ để loại bỏ độc chất. Để rút nước được nhanh nên làm nhiều rãnh thoát nước trong ruộng lúa ngay sau khi làm đất. Khi rút nước, cần phải để cho đất nứt mặt cho độc chất hữu cơ bay ra khỏi đất (độc chất hữu cơ hầu hết ở thể khí như khí H2S, C2H4, CH4, …). Tuy nhiên, việc làm nầy khó thực hiện do trong vụ Thu Đông mưa nhiều và khó rút nước cho ráo mặt đất.

Như vậy rất khó phòng trị ngộ độc hữu bằng những biện pháp “ngăn chận”, “né tránh” và “hóa giải” khi canh tác lúa vụ Thu Đông. Một khi cây lúa đã bị ngộ độc hữu cơ thì kéo theo dễ bị nhiễm bệnh và rất khó trị do khả năng chống bệnh suy giảm nghiêm trọng.

Trong trường hợp nầy cần phải hổ trợ cho cây lúa tự hóa giải và chống chịu tốt với độc chất hữu cơ và gia tăng khả năng chống bệnh như sau:

Bón vôi lúc làm đất: Bón đá vôi nung với liều lượng khoảng 20-30 kg/công, rải đều trên đất ruộng rồi trục cho vôi trộn đều trong đất. Vôi cung cấp chất can-xi cho lúa, rễ lúa có đủ can-xi sẽ chống chịu tốt với ngộ độc hữu cơ và gia tăng khả năng chống lại sự xâm nhập của bệnh.

Bón phân lân liều cao: Bón gấp đôi liều lượng bình thường trước khi xuống giống cũng giúp cho rễ lúa phát triển mạnh, chịu đựng tốt ngộ độc hữu cơ.


Xử lý hạt giống: Xử lý với những “chất kích hoạt rễ” lúc ủ giống cũng giúp cho rễ lúa chống chịu tốt hơn trong môi trường đất có độc chất hữu cơ. Quý bà con có thể tham khảo sản phẩm Wokozim dạng lỏng chuyên dùng cho lúa để xử lý hạt giống trước khi gieo sạ hoặc ngâm hạt giống để phá vỡ miên trạng, kích thích hạt giống nảy mầm tốt.



Không để lá bị bệnh: Phòng trị kịp thời bệnh lá, nhất là bệnh đạo ôn. Lá lúa bị bệnh làm giảm khả năng hóa giải độc hữu cơ của rễ lúa.

Ngoài những giải pháp trên thì Quý bà con có thể bón b
ổ sung phân bón chứa chất điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin: Bón 20 kg Wokozim/ha chung đợt bón lân. Chất điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin giúp cây lúa tăng sản sinh hệ rễ và phát chồi nhanh. Tăng cường hấp thu dinh dưỡng và Cytokinin tăng hỗ trợ sản sinh diệp lục tố tăng khả năng quang hợp và hỗ trợ các chất dinh dưỡng được chuyển hóa từ lá xuống rễ nhanh chóng. Đồng thời, Wokozim bổ sung các thành phần vi lượng thiết yếu có khả năng khử các độc chất hữu cơ trong đất. Đồng thời hỗ trợ cho cây lúa tăng sức đề kháng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt và chống tress cho cây lúa.


Bài viết có tham khảo tài liệu từ: https://coa.ctu.edu.vn/khuyen-nong-khct/524-san-xuat-lua-thu-dong-can-quan-tam-nhung-van-de-gi-va-giai-doan-sinh-truong-nao-cay-lua-quyet-dinh-den-nang-suat-lua.html

Bài viết được thực hiện bởi: bộ phận marketing - bộ phận Nông Nghiệp - công ty Vinhthinh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt

App: VTB GROUP

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi