FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢN10 thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2022

10 thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2022


Theo VASEP, tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 785 triệu USD, tiếp tục mức giảm 13% so cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng liên tục trong những tháng đầu năm nên cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt gần 11 tỷ USD, tăng 23% so năm 2021. Cùng điểm danh 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt trong 11 tháng đầu năm 2022

1. CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

Ước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản cán đích 10,2 tỷ USD sớm hơn dự kiến, thì riêng khối các nước CPTPP ước đạt gần 2,66 tỷ USD, tăng 33,8% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam với giá trị 1,5 – 1,6 tỷ USD, đã góp phần tạo nên sự sôi động cho thương mại thủy sản giữa Việt Nam và khối CPTPP. Nếu nhìn vào kim ngạch chung của thủy sản ở khối này, sẽ không thấy sự tăng trưởng bùng nổ trong vòng 4 năm qua, bởi vẫn duy trì thị phần 25 – 26%. Tuy vậy nếu xét riêng lẻ từng quốc gia và mặt hàng xuất khẩu chủ lực này đã có sự tăng trưởng rất rõ nét.

2. Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ 11 tháng của năm 2022 đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 9,6% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên kim ngạch thủy sản sang Mỹ đạt con số này, đưa Mỹ trở thành thị trường đơn lẻ lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu. Mỹ đồng thời là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 19,1%. Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 22,7%. Với cá ngừ, xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng áp đảo 48,6%.

3. Trung Quốc và Hồng Kông

11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 1,66 tỷ USD, tăng 64,9% so cùng kỳ năm ngoái. Nhiều dự báo cho thấy, tiêu dùng thủy sản Trung Quốc sẽ phục hồi, tăng trưởng và dự kiến sẽ hoàn toàn trở lại bình thường trước Lễ hội mùa xuân vào ngày 22/1/2023. Cùng với việc, Trung Quốc đang hủy bỏ các quy trình nhập khẩu phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt; việc kiểm tra và kiểm dịch không còn cần thiết đối với hàng hóa khi cập cảng; đây là cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là thủy sản thâm nhập vào thị trường lớn này trong năm 2023.

4. EU

Theo thống kê của VASEP, 11 tháng đầu năm 2022, khối thị trường EU27 chiếm gần 12% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đứng thứ 4 sau khối CPTPP, Mỹ, Trung Quốc và Hồng Kông. Trong bức tranh xuất khẩu trị giá 10,2 tỷ USD với toàn màu xanh tăng trưởng trong 11 tháng đầu năm 2022, thị trường EU cũng đóng góp một gam màu tươi sáng với giá trị đạt hơn 1,22 tỷ USD, tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2021. Hiện, nước ta có gần 1.000 doanh nghiệp đã có mã EU code tại EU, đây là chứng chỉ lớn để chúng ta thâm nhập và chinh phục các thị trường khác. Bên cạnh đó, ta cũng có lợi thế về giá, đặc biệt là cá tra với lợi thế 50% về giá và được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, khó khăn lớn tại thị trường này vẫn là “bài toán” về hoạt động khai thác IUU.

5. Hàn Quốc

Hàn Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện là thị trường lớn thứ 5. Từ đầu năm đến ngày 30/11/2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt hơn 877 triệu USD, tăng 21,6% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm 8,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực sang thị trường này là tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ… Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc, sản phẩm phải đảm bảo yếu tố chất lượng, hương vị; có sự ổn định trong sản xuất, chế biến, lưu thông; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong khâu chế biến, lưu thông. Điểm đặc biệt nhấn mạnh là chữ tín trong cam kết, khi các doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam làm việc với nhau.

6. Thái Lan

Năm 2022, bên cạnh thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN, trong đó có Thái Lan cũng có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Thái Lan 11 tháng của năm 2022 đạt hơn 306 triệu USD, tăng 27,2% so cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2023, dự báo các yếu tố nội địa đặc biệt của Thái Lan có thể tạo ra niềm tin lạc quan cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà xuất khẩu nước ngoài như Việt Nam. Hai yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chính là phục hồi du lịch và kích thích kinh tế sau bầu cử, dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

 

7. Anh

Anh hiện giữ vị trí thứ 7 trong top 10 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 2,8% tổng giá trị xuất khẩu. Tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản nước ta sang Anh đạt hơn 290 triệu USD, tăng 1,1% so cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Anh đang có nhiều tín hiệu tích cực và thuận lợi, nhất là về thuế quan. Với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh tiếp tục được hưởng các ưu đãi dựa trên cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA.

8. Nga

Tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga tăng 2,4%, đạt hơn 154 triệu USD. Năm 2022 có thêm 6 doanh nghiệp Việt Nam được phía Nga cấp phép cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, nâng tổng số đơn vị được phép xuất khẩu thủy sản sang Nga là 54 doanh nghiệp. Với những ưu đãi về thuế quan nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN – EAEU FTA), hiện tại nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh lớn tại thị trường kinh tế này.

9. Đài Loan

Trong năm 2022, Đài Loan đã có mặt trong top 10 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ước tính 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang Đài Loan đạt hơn 145 triệu USD, tăng 44,6% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 30,8 triệu USD; cá tra đạt hơn 33,3 triệu USD; các mặt hàng hải sản đạt 22,7 triệu USD… Mặc dù lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua thị trường này chưa cao, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn và có hướng khai thác thị trường này phù hợp. Bởi lẽ dù là thị trường nhỏ nhưng tiêu chuẩn chưa mấy khắt khe, chưa kể việc đa dạng hóa thị trường, sẽ giúp ích rất lớn cho mục tiêu dài hơi là phát triển bền vững ngành thủy sản mà ngành đang hướng tới.

10. Philippines

Thị trường Philippines đã có sự thay đổi ngoạn mục, từ vị trí thứ 23 năm 2020, lên thứ 13 năm 2011 và thứ 10 trong số những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2022. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Philippines là một trong số các thị trường tăng trưởng mạnh nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, với kim ngạch trên 101 triệu USD, tăng 30,8% so cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, thì việc mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường ngách, chẳng hạn như Philippines là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp cần quan tâm.


Nguồn : https://thuysanvietnam.com.vn
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi