FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tức5 nước nuôi tôm càng xanh lớn nhất thế giới

5 nước nuôi tôm càng xanh lớn nhất thế giới

Trong thập kỷ vừa qua, diện tích và sản lượng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) nuôi không ngừng tăng nhanh trên toàn thế giới, nhất là tại châu Á. Trong số các quốc gia nuôi tôm càng xanh, Trung Quốc luôn đứng đầu; tiếp theo là Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Malaysia.

Trung Quốc

Nghề nuôi tôm càng xanh xuất hiện ở Trung Quốc từ những năm 1970 nhưng hơn 20 năm sau, hoạt động nuôi tôm càng xanh mới phát triển rầm rộ do nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh. Năm 1993, hoạt động nuôi tôm càng xanh xuất hiện ở 12 tỉnh, với tổng sản lượng hơn 1.000 tấn; tới năm 2000 đã có 24 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lượng lên tới hơn 100.000 tấn. Trung Quốc không có giống tôm càng xanh tự nhiên; ban đầu, giống tôm này được nuôi chủ yếu ở các tỉnh miền nam với sản lượng và diện tích nuôi khiêm tốn. Nhưng hiện nay tôm càng xanh là một trong những giống tôm nuôi chủ lực của Trung Quốc. Hình thức nuôi phổ biến nhất là trong ao đất và xen canh. Dự tính, diện tích nuôi tôm càng xanh sẽ ngày càng được mở rộng do người tiêu dùng tại nước này ngày càng ưa chuộng. Sản lượng tôm càng xanh tươi sống tại Trung Quốc năm 2010 trên 400.000 tấn, gồm cả tôm đánh bắt tự nhiên. 

Ấn Độ

Hoạt động nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh tại Ấn Độ từ năm 1999. Đây là loài thủy sản nước ngọt quan trọng nhất, thường được nuôi trong các ao có kích cỡ nhỏ tới trung bình, chủ yếu ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu. Theo Cơ quan quản lý xuất khẩu thủy sản tại Ấn Độ, sản lượng và diện tích tôm càng xanh đạt đỉnh vào năm 2005 - 2006, với sản lượng 42.780 tấn, trong đó Andhra Pradesh chiếm 70%. Cũng thời gian này, tiêu thụ nội địa tăng mạnh; năm 2005 sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm càng xanh là 6.341 tấn và 57,65 triệu USD. Năm 2009 - 2010, xuất khẩu tôm càng xanh chỉ 3.401 tấn, tương đương 34,84 triệu USD. Nhiều chuyên gia cho rằng sở dĩ ngành tôm càng xanh Ấn Độ suy yếu là do dịch bệnh xuất hiện, chất lượng thức ăn, nguồn nước không đảm bảo, chi phí sản xuất và nhân công tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều vùng nuôi tôm lớn chuyển hướng sang đối tượng nuôi khác (tôm thẻ chân trắng, tôm sú). 

Bangladesh

Nghề nuôi tôm càng xanh xuất hiện lần đầu tiên tại quận Bagerhat, Tây Nam Bangladesh đầu những năm 1970. Nông dân thu gom con giống từ sông Ichamati (thuộc vùng biên giới Bangladesh - Ấn Độ) và vùng rừng đước Sunderbans (quận Satkhhira) để nuôi trong ruộng lúa. Cuối năm 1980, mô hình nuôi tôm càng xanh phát triển rộng rãi ở vùng Fakirha, nơi tôm được nuôi kết hợp với cá chép Ấn Độ, cá chép bạc. Năm 1990, mô hình nuôi tôm càng xanh mở rộng sang các tỉnh Tây Nam như Khulna, Satkhira và Jessore, đây cũng là những địa phương đi đầu trong hoạt động xuất khẩu tôm. Hiện tại, tổng diện tích nuôi tôm càng xanh tại Bangladesh khoảng 50.000 ha, tổng sản lượng 23.240 tấn/năm. Tại Bangladesh, tôm càng xanh được nuôi trong ruộng lúa bằng giống tự nhiên do thủy triều đưa vào, năng suất tôm thu được 280 - 450 kg/ha. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm càng xanh tại Bangladesh đi xuống từ năm 2007 do phải đối diện dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nguồn nước và cả sức ép từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. 70% tổng sản lượng tôm càng xanh tại Bangladesh dành cho xuất khẩu.

Thái Lan

Từ năm 1972, Chính phủ Thái Lan đã có chương trình phát triển nghề nuôi tôm càng xanh. Nuôi tôm càng xanh thương phẩm bắt đầu phát triển nhanh tại Thái Lan từ những năm 1960. Năm 1980, được UNDP/FAO tài trợ, nghề nuôi tôm càng xanh đã phát triển khắp 40/42 tỉnh, thành phố Thái Lan. Từ đó tới nay, nghề nuôi tôm càng xanh ngày càng phát triển mạnh. Hằng năm, sản lượng trung bình trên 30.000 tấn, riêng sản lượng tôm bột đạt 150 triệu con/năm. Từ thời điểm khởi đầu, diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 3.000 ha, tổng sản lượng 3.000 tấn, tới nay sản lượng tôm càng xanh đã gần 40.000 tấn. Tuy nhiên, vào những năm 1990, do tôm thẻ chân trắng được giá, nhiều người nuôi tôm tại Thái Lan đã chuyển sang đối tượng nuôi này. Hậu quả là gây mặn hóa vùng nuôi, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng lâu dài tới diện tích trồng lúa và nhiều loại cây khác. Tại Thái Lan, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa sử dụng giống nhân tạo PL 60 kích thước 4,5 - 4,8 cm/con, mật độ thả 1,25 con/m2, kết quả sống đạt 80%, năng suất 330 kg/ha. Tôm càng xanh chiếm khoảng 5% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt tại Thái Lan. Nhìn chung các sản phẩm thủy sản nước ngọt, trong đó có tôm càng xanh chủ yếu được tiêu thụ nội địa. 

Malaysia

Malaysia là một trong những nước đi đầu nghiên cứu sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh. Ở Malaysia, tôm càng xanh nuôi thí nghiệm trong ao đất với mật độ 10 con/m2; sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống 32,4%; một thí nghiệm khác về mật độ thả nuôi 10 và 20 con/m2, năng suất đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha. Nghề nuôi tôm càng xanh ở đây phát triển theo hướng công nghiệp bên cạnh đối tượng nuôi khác là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năm 1961, Tiến sĩ Shao-Wen-Ling đã công bố kết quả khảo sát đầy đủ chu kỳ sống của tôm càng xanh tại Penag (Malaysia). Năm 1964, ông nghiên cứu thành công chu kỳ sống của tôm càng xanh trong phòng thí nghiệm, kết quả nghiên cứu hoàn thiện được công bố năm 1969. Trong chương trình phát triển của FAO, ở Malaysia năm 1959, Glugor Penang đã nghiên cứu thành công khép kín quá trình ương nuôi tôm càng xanh từ giai đoạn ấu trùng đến tôm trưởng thành. Kết quả đó đã mở đầu cho phong trào sản xuất và nuôi tôm càng xanh trên toàn thế giới. Sản lượng tôm càng xanh tại Malaysia hiện nay đạt 12.000 tấn/năm.

Theo FAO, tổng sản lượng tôm càng xanh thế giới năm 2012 đạt trên 900.000 tấn; trong đó Trung Quốc gần 400.000 tấn, chiếm 29% tổng sản lượng toàn cầu.

Nguồn: http://aquanetviet.org/post/1668074/5-n-c-nu-i-t-m-c-ng-xanh-l-n-nh-t-th-gi-i

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi