FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcẤn Độ: Giá tôm tiếp tục tăng do bệnh EHP

Ấn Độ: Giá tôm tiếp tục tăng do bệnh EHP

Các nhà chế biến và người nuôi tôm ở Ấn Độ cho rằng bệnh bệnh vi bào tử trùng trên tôm (EHP) là một phần nguyên nhân khiến giá tôm nguyên liệu tăng bên cạnh nguyên nhân chính là diện tích thả nuôi giảm. 

Trong Hội nghị Quốc tế Tầm nhìn Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (GOAL) ở Vancouver, Canada, EHP được cho là nguy hiểm hơn EMS. Ảnh hưởng của bệnh này cộng với diện tích thả nuôi giảm do giá tôm thấp khiến nguồn cung nguyên liệu cho các nhà chế biến giảm. 

Giá tôm nguyên liệu ở bang Andhra Pradesh tiếp tục xu hướng đi lên với mức tăng 10 rupee/kg đối với cỡ 30-70 so với tuần trước đó. Cỡ 30 con/kg có giá 450 rupee/kg, cỡ 40 có giá 410 rupee, cỡ 50 con có giá 380 rupee/kg, cỡ 60 có giá 330 rupee, cỡ 70 có giá 280 rupee. Giá cỡ 80, 90 và 100 lần lượt ổn định ở các mức 240 rupee, 220 rupee và 210 rupee. 

Giá ở bang Kolkata và Orissa vẫn rẻ hơn 30-40 rupee so với bang Andhra Pradesh. 

EHP đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Ấn Độ. Gần đây, ở bang Tamil Nadu, kiểm tra EHP ở một số trại nuôi cho kết quả dương tính. 

Người nuôi tôm cho biết, khi tôm xuất hiện đường gân màu trắng và không tăng trưởng là dấu hiệu của bệnh EHP. EHP khiến tôm tăng trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết và hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn, dẫn tới chi phí sản xuất tăng. 

EHP có thể làm giảm sản lượng ở các quốc gia châu Á khác như Thái Lan. 

Thái Lan vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sản lượng sau EMS, giá tôm có khả năng tăng tuy nhiên người nuôi đang lo ngại về diễn biến của dịch bệnh EHP. 

Các biện pháp mới kiểm soát EMS, dịch bệnh làm giảm mạnh sản lượng tôm ở Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc và Mexico những năm gần đây, đã phát huy hiệu quả. 

Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 bệnh này là EMS làm tôm chết trong khi EHP làm tôm chậm phát triển và thay đổi về kích thước. EMS được gây ra bởi một vi khuẩn độc và làm chết tôm trong khi EHP là một loại nấm cực nhỏ có liên quan đến bào tử, đề kháng với môi trường và chlorination. Để khắc phục dịch EHP cần có trại giống sạch bệnh, ao nuôi sạch và giống bố mẹ sạch bệnh. Điều này không dễ thực hiện trên phạm vi lớn. 

XK tôm của Ấn Độ năm nay dự kiến giảm

Năm 2014, Ấn Độ XK hơn 301.000 tấn tôm sú và tôm chân trắng, chủ yếu sang thị trường Mỹ. 

Tháng 3/2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, chỉ 8,5% lượng nước lợ của nước này đang được sử dụng để nuôi tôm. Cùng với sự chuyển đổi từ tôm sú sang nuôi tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, dự đoán XK tôm của nước này có thể tăng lên 17 tỷ USD năm 2017, tăng từ 3,21 tỷ USD trong năm 2014. 

Tháng 10/2015, Cơ quan Phát triển XK các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ công bố dịch EHP bùng phát ở các trại nuôi tôm trên cả nước và dự kiến sản lượng tôm nuôi của nước này sẽ giảm 10-20% trong năm 2015. 

Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà XK thủy sản của Ấn Độ cho biết, nhu cầu NK tôm của Mỹ từ Ấn Độ có xu hướng giảm. Nhu cầu giảm có thể kéo theo giá tôm giảm và giá trị XK tôm có thể giảm từ 20-30% trong năm 2015.

Theo: www.vasep.com.vn

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi