FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNAn toàn sinh học và cải thiện năng suất nuôi tôm qua hệ thống ương nuôi Raceway

An toàn sinh học và cải thiện năng suất nuôi tôm qua hệ thống ương nuôi Raceway

Nghề nuôi tôm Việt Nam (và cả thế giới) đang phải đối mặt với những khó khăn do bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt là EMS (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) và EHP (ký sinh trùng gây ra tình trạng chậm lớn trên tôm). Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng nhằm đề ra biện pháp khắc phục và cải thiện nghề nuôi tôm. Nhiều mô hình cũng đã được áp dụng trên toàn thế giới cũng nhằm mục đích trên.

VinhthinhBiosatdt triển khai đến người nuôi mô hình ương siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng nhằm giúp người nuôi cải thiện năng suất trên cùng đơn vị diện tích, tăng chu kỳ sản xuất và an toàn sinh học bằng cách vận dụng chương trình ương Raceway trước khi thả tôm ra ao nuôi thịt. Chương trình ương bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định và VinhthinhBiostadt đang tiếp tục hoàn thiện quy trình một cách tốt nhất để triển khai đến người nuôi tốt hơn.

Ưu điểm của chương trình Raceway mà Vinhthinh Biostadt đang áp dụng là sử dụng thức ăn chất lượng ao và rất đặc biệt để hỗ trợ cho việc giúp tôm gia tăng sức đề kháng và tích lũy dinh dưỡng tối đa nhằm giúp tôm có thể phát huy tối đa khả năng tăng trưởng bù đạt năng suất tối đa trong thời gian nuôi ngắn sau khi được chuyển ra ao nuôi thịt.

Mô hình Raceway thực tế đã được Ecuador đi đầu trong nhiều năm qua và hiện nay đã khá thành công trong việc ngăn chặn EMS và các dịch bệnh nguy hiểm khác. Tương tự như vậy Ấn Độ cũng đã áp dụng mô hình này trên tôm sú nuôi nhiều năm trước, tuy nhiên thành công chỉ ở mức giới hạn vì khi đó thức ăn đặc thù cho chương trình Raceway chưa được nghiên cứu và phát triển riêng biệt.

Bài dịch bên dưới nhằm cho người nuôi cái nhìn rõ ràng hơn với những lợi ích của mô hình ương nuôi Raceway mà Ấn Độ đã thực hiện trên tôm sú và tôm thẻ cách đây 09 năm, mặc dù khi đó kỹ thuật Raceway chưa hoàn thiện nhưng nó cũng cho thấy những lợi ích cơ bản để làm cơ sở cho những bước tiến mạnh mẽ sau này trong việc hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật ương vèo siêu thâm canh Raceway.

BÀI LƯỢC DỊCH

Ngành nuôi tôm công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh và đem lại lợi nhuận cao, thúc đẩy thông thương với nước ngoài, tạo nhu cầu việc làm ở các nước đang phát triển như Ấn Độ. Tuy nhiên, ngành nuôi tôm cần được phát triển theo hướng xã hội hóa, có tính kinh tế, khoa học kĩ thuật hiện đại và thân thiện với môi trường.

Ở Ấn Độ, nói đến nuôi trồng thủy sản nước lợ là nói đến nuôi tôm và tôm sú Penaeus monodon hiện đang là đối tượng nuôi chính. Nhưng ngành nuôi tôm đang phải đối mặt với dịch bệnh, các vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến năng suất, từ đó, lợi nhuận bấp bênh và không thể đoán trước được.

Ở Ecuador, thường ương thâm canh trong hệ thống hơn là thả nuôi trực tiếp, năng suất được cải thiện đáng kể ngay trong khu vực nhiễm bệnh đốm trắng.

Vì vậy, hệ thống Raceway được khuyến khích ứng dụng nhằm giảm thiểu thiệt hại đến năng suất vụ nuôi và suy thoái môi trường. Ở giai đoạn ương, tăng cường kiểm soát mật độ thả, chất lượng nước và chế độ cho ăn. Tôm được thả với kích thước lớn hơn và mật độ và tỉ lệ sống cao hơn (85–95%), gia tăng số lượng mùa vụ để đạt kích thước tôm thương phẩm trong thời gian ngắn nhất, tăng lợi nhuận so với dự kiến ban đầu. Nếu hệ thống ương được sử dụng thích hợp có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, con giống được bảo vệ hiệu quả trong suốt giai đoạn ương.

Bài báo này mô tả hệ thống RW đầu tiên của Viện Nghiên Cứu - Cao Đẳng Nuôi trồng thủy sản, Thoothukudi, Ấn Độ. Từ đó, phát triển chiến lược quản lí tiên tiến để gia tăng tỉ lệ sống cho tôm giống và tăng năng suất trong 50 ngày thả nuôi đầu tiên (giai đoạn quan trọng) trong điều kiện ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ.

An toàn sinh học trong hệ thống ương Raceway

Trạm thử nghiệm về lĩnh vực nông nghiệp ở Texas đã sửa đổi, thiết kế hệ thống ương Raceway dựa trên các khái niệm và hình thức quản lí của mình. Nghiên cứu này sử dụng hai Bể ương Raceway có kích thước 15m x 3m x 1m, thể tích 45m3, diện tích bề mặt 45m2. Xây dựng hệ thống Raceway bằng cách đào đất, đắp bờ đê và các tấm xi – măng đúc sẵn (dày 50mm) được cố định ở phía dưới và mặt bên. Hệ thống được cấp nước đến 0.75 m (thể tích 30m3), khoảng cách còn lại (tính từ mặt nước) là 0.20 – 0.25m. Dưới đáy hệ thống có lót nylon 700 GSM, với độ nghiêng 0.5% hướng về phía cống xả cố định. Đầu ra của hệ thống đưa vào trong bể nuôi (3m x 1.5m x 2.1m) và nước trong hệ thống được chuyển đến khu vực khác để xử lý. Mỗi bể Raceway dài 13m và sâu 1m, ngăn cách ở trung tâm bằng gỗ không thấm nước (dày 20mm); miếng gỗ này được treo thẳng đứng nhờ 5 cây dầm gỗ bắt ngang và dính với nhau bằng ốc không gỉ. Chiều cao của vách ngăn trung tâm có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí ốc trên dầm. Mỗi hệ thống đều gắn 6 máy sục khí (kích thước 50 mm, cao 80cm), 3 cái/ vách ngăn; và gắn 2 máy thổi khí xoay chiều có mã lực 5HP; sau mỗi 3 giờ, chúng sẽ thay phiên nhau hoạt động. Hệ thống còn lắp đặt thêm chuông báo động để cảnh báo khi hết năng lượng; máy phát điện dự phòng 15 KVA để đảm bảo máy thổi khí và dàn quạt vẫn duy trì hoạt động khi bị mất điện.

Nước được lấy từ 3 nguồn nước giếng với độ mặn khác nhau và bơm đến bể, qua bộ lọc than hoạt tính/ cát hay lọc sinh học; diệt khuẩn bằng tia UV trước khi dùng cho hệ thống Raceway. Các bể Raceway được đặt dưới mái nhà kính (green - house) (làm từ mái FRP dạng trong suốt hay mờ đục) để bảo vệ và kiểm soát sự xâm nhập của ánh sáng. Mô hình nảy còn được che phủ 75% bằng lưới lang xanh, mỏng để giảm thiểu sự xâm nhập của địch hại. 

Ương tôm trong vèo

Trước khi cấp nước vào, bể Raceway phải được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng bằng clorine. Nước cũng được xử lý bằng dung dịch chlorine (chlorine hoạt tính, nồng độ 10 ppm). Hệ thống RW sử dụng kết hợp giữa sản phẩm lên men (mật rỉ đường) và tảo Chaetoceros sp. Thả giống 15 ngày tuổi và không mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV) với mật độ thả lần lượt là 1.000 PL/m3 (666 PL/m2) và 2.000 PL/m3 (1.333 PL/m2). Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, khô và dễ vỡ, chứa hàm lượng protein thô 38%, béo 5%, độ ẩm 12% và tro 4%. Tôm được cho ăn 5 lần/ngày (ban đêm cho ăn 60% lượng thức ăn ban ngày). Lượng ăn hàng ngày được điều chỉnh dựa trên ước tính sinh khối và hoạt động ăn của tôm. Không thay nước trong 15 ngày đầu. Từ ngày 16 cho đến khi kết thúc vụ nuôi, tiến hành siphong để loại bỏ chất thải mỗi tuần/lần. Nước sau khi lọc và diệt khuẩn bằng UV được thêm vào để bù đắp lượng nước mất đi do quá trình bay hơi và chuyển hóa các chất. Nuôi tảo Chaetoceros sp. ngoài trời/ trong nhà để đều đặn bổ sung vào hệ thống. Bổ sung mật rỉ đường để gia tăng số lượng vi khuẩn và duy trì chúng như một hệ thống sinh vật dị dưỡng. Sự kết hợp giữa tảo và mật rỉ đường giúp cho việc kiểm soát hàm lượng amonia và các hợp chất Nitơ gây hại khác trong phạm vi cho phép. Các thông số lí – hóa của nước như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ trong, tảo,..đều được đo mỗi ngày; hàm lượng amonia, nitrite và tổng số vi khuẩn được đo mỗi tuần. Tiến hành thu mẫu tôm ngẫu nhiên hàng tuần để đánh giá tốc độ tăng trưởng. Sau 50 ngày ương, chuyển tôm ở cả 2 hệ thống ra ao nuôi vỗ (ít trao đổi nước) có lót LDPE. Hầu hết tôm đều có thể thu bằng lưới vợt và phần tôm còn lại có thể thu được khi bể ương Raceway đã hoàn toàn thoát nước. Tỉ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tăng trưởng và các thông số khác được ước tính khi kết thúc thử nghiệm.

Kết quả

Mật độ 1.000 con/m3 đạt sinh khối cao nhất (0.72 kg/m3) - tỉ lệ 67%, cao hơn mật độ 2.000 con/m3 đạt sinh khối (0.43 kg/m3). Về tỉ lệ sống, mật độ 1.000 con/m3 (82%) cũng cao hơn so với mật độ 2.000 con/m3 (52%).

Thử nghiệm tương tự cho hệ thống ương Raceway trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei thực hiện bởi Bart Ried và Arnold, ghi nhận tỉ lệ sống 48% và 82% lần lượt cho 2 mật độ 2.132 con/m3 và 970/m3.

Mật độ thả 1.000/m3 là thích hợp trong thử nghiệm ương tôm sú P. monodon lần đầu tiên ở Ấn Độ. Dù vậy, vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá được mật độ thả tối ưu (các kết quả thu được từ thử nghiệm mô hình ương được trình bày trong bảng 3).

Trong những năm gần đây, nhiều phương pháp cải tiến được áp dụng trong hệ thống lọc và diệt khuẩn nước, nhằm làm tăng sức chứa và năng suất của hệ thống tuần hoàn, đồng thời cải thiện các thông số chất lượng nước. Sinh vật dị dưỡng – dựa trên kĩ thuật quản lý cơ bản - có vai trò chính trong việc ngăn chặn mầm bệnh, giảm stress và duy trì chất lượng nước, đặc biệt là chuyển hóa nitơ thành dạng ít độc hơn và màng sinh học đóng vai trò trong việc hấp thụ chất lơ lửng.

An toàn sinh học trong hệ thống Raceway - năng suất tôm được phổ biến ở nhiều quốc gia ở phía tây và tỉnh Guangxi – phía Đông Tây của Trung Quốc, khi họ đang tìm kiếm phương pháp thay thế cho phương pháp nuôi truyền thống ngoài trời. Do đó, hệ thống nuôi đảm bảo an toàn sinh học trong nhà được đánh giá rất cao, vì năng suất được cải tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế dịch bệnh, mật độ thả nuôi cao, năng suất cao hơn và giảm rủi ro dịch bệnh nhiều hơn. Sản xuất tôm theo hướng an toàn sinh học trong nhà (trên tôm sú) cần diện tích đất ít hơn so với phương pháp truyền thống. Cần tiến hành giai đoạn ương tôm giai đoạn đầu, sau 45-50 ngày chuyển ra ao nuôi vỗ sẽ đạt tăng trưởng nhanh hơn.

Hệ thống Raceway được chia thành 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn ương và nuôi vỗ. Quản lý riêng biệt 2 giai đoạn này để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và năng suất cao hơn. Ương Raceway với mật độ cao từ 4.000 đến 7.800 PL/m2, trong giai đoạn 40 đến 50 ngày được nghiên cứu thành công tại Texas, Mỹ trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei. Không sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các chất bổ sung khác trong suốt vụ nuôi. Hệ thống Raceway có tiềm năng phát triển hệ thống nuôi tôm an toàn sinh học với chi phí hợp lý - hiệu quả cho các quốc gia nhiệt đới như Ấn Độ.

 
Biên dịch bởi: KS. LÊ HẢI QUỲNH - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

Nguồn: http://www.enaca.org/modules/news/article.php?article_id=721


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi