FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcHOẠT ĐỘNG CÔNG TYBùng phát virus lạ khiến tôm chết hàng loạt tại Trung Quốc

Bùng phát virus lạ khiến tôm chết hàng loạt tại Trung Quốc


Virus mới có tên gọi Decapod iridescent virus 1 đã lây lan ra 1/4 trại nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông, thủ phủ tôm của Trung Quốc. Chưa có nghiên cứu khẳng định virus gây hại cho người, nhưng lại khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong vài ngày.

Người nuôi tôm tại Trung Quốc đang hoảng loạn khi Virus Decapod hay Div1 xuất hiện và hủy hoại các trại nuôi tôm phía nam tỉnh Quảng Đông, khiến sản lượng đầu ra có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng, đời sống của hàng ngàn hộ nông dân bị đe dọa.

Thực ra, virus này không hề mới và đã được phát hiện lần đầu vào năm 2014. Đầu năm ngoái, Div1 xuất hiện trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn. Và tiếp tục tái xuất vào tháng 2 năm nay, ảnh hưởng ¼ diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh.
 

Chưa có cơ sở khoa học khẳng định Div1 có thể gây hại đến con người, nhưng thực tế cho thấy virus này hoàn toàn có khả năng hủy hoại ngành công nghiệp nuôi tôm của tỉnh Quảng Đông khi làm cho tôm chết hàng loạt trên diện rộng tương đương quy mô tàn phá của dịch tả heo châu Phi (ASF) từng quét sạch 60% đàn heo của Trung Quốc.

“Tỷ lệ chết và tốc độ lây lan của virus này thật đáng sợ. Chỉ sau 2 đến 3 ngày phát hiện trường hợp nhiễm đầu tiên, virus lây rất nhanh và giết sạch toàn bộ tôm trong ao”, theo Wu Jinhong, một nông dân nuôi tôm tại huyện Da’ao, thành phố Jiangmen.

Dấu hiệu đầu tiên của tôm nhiễm Div1 là bắt đầu chuyển sang màu đỏ, trước khi vỏ tôm mềm nhũn và chìm xuống đáy ao, theo ghi nhận của người dân địa phương. Virus không phân biệt đối tượng nuôi, tôm to hay nhỏ, tôm thẻ hay tôm sú, Zhong Qiang, nông dân nuôi tôm tại thành phố Zhuhai cho hay. Khi một ao nhiễm virus này, thì các ao lân cận có nguy cơ lây nhiễm chỉ vài ngày sau đó mà nông dân không có cách nào ngăn chặn.

Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện loại virus bí ẩn này trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương tại tỉnh Zhejiang vào tháng 12/2014. Nhưng khi đó, Div1 không thu hút sự chú ý của cộng đồng nuôi tôm, mặc dù đã có lo ngại rằng virus có nguy cơ lây lan và trở thành hiểm họa mới của ngành tôm. Tới năm 2018, virus bắt đầu xuất hiện ở các trại tôm và cơ sở nhân giống tại 11 tỉnh, thành, Qiu Liang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu thủy sản Hoàng Hải cho biết.

Theo Qiu Liang, đợt bùng phát nghiêm trọng nhất đã tàn phá các cơ sở nuôi thủy sản dọc vùng châu thổ Châu Giang vào năm ngoái. Tại huyện Da’ao, nơi có gần 20.000 người - gần một nửa dân số trong vùng sinh sống bằng nghề nuôi tôm, đã 2/3 diện tích ao nuôi đã bị nhiễm virus Div1 vào mùa xuân năm ngoái. Ngay sau đó, nông dân phải rút cạn ao.

Dịch bệnh giảm nhẹ vào mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ tăng cao hơn, nhưng thường quay trở lại vào tháng 2 hàng năm. Nông dân cho biết, nhiệt độ trên 300C sẽ giảm lây lan virus.

Virus này thực sự là nỗi kinh hoàng với người nuôi tôm, giống như cúm gia cầm là nỗi ám ảnh với người nuôi gia cầm và dịch tả heo châu Phi với người nuôi heo, Dai Jinzhi, một nông dân có 6 ha ao nuôi bị nhiễm virus Div1 cho biết. Anh buộc phải rút cạn nước ao đang nuôi khoảng 3.700 kg tôm, tuy nhiên chỉ 200 kg tôm còn sống, thiệt hại 100.000 yuan (14.000 USD).

Chúng tôi chẳng có cách gì ngoài loại bỏ tôm và bán chúng với giá rẻ mạt, sau đó phơi khô ao và treo ao ít nhất 2 tháng”, Dai cho biết. Nguồn gốc virus và cách lây lan đến nay vẫn chưa được xác định rõ, theo các chuyên gia trong ngành.
 

Do không có cách hiệu quả nào để ngăn chặn virus lây lan, nên ngày càng có nhiều người nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông ngăn người ngoài, thậm chí cả bạn bè hoặc người thân tới gần ao nuôi tôm, tương tự cách nông dân nuôi heo bảo vệ trại nuôi trước ASF.

Theo ông Qiu, các chuyên gia vẫn cho rằng tôm lây nhiễm Div1 qua nước và môi trường địa phương, nhưng cũng có nhiều khả năng tôm có thể lây lan giữa các trại nuôi qua con người. Hiện, các nhà khoa học, và chuyên gia trong ngành vẫn chưa có nhiều thông tin về loại virus này.

Những điều chúng tôi nắm được từ trước đến nay, ngoài Trung Quốc, virus này cũng đã xuất hiện ở Đông Nam Á, theo Huang Jia, Tổng giám đốc Mạng lưới trung tâm NTTS châu Á - Thái Bình Dương. Ông Huang cho rằng, bùng phát trên diện rộng hoàn toàn có thể xảy ra nếu người nuôi và các nhà quản lý ngành không thắt chặt kiểm soát.  

Vẫn chưa có thống kê chính xác con số thiệt hại do virus Div1 gây ra cho đến nay vì không có cơ quan thống kê chính thức hoặc dữ liệu bên thứ 3. Nhưng thông thường, nếu dịch bệnh đã xuất hiện thì sản lượng đầu ra của trại nuôi sẽ giảm ít nhất 1/4.


Nguồn: thuysanvietnam.com.vn


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi