Công cuộc quản lý chất lượng tôm xuất khẩu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do chất lượng của tôm giống kém và nguyên liệu đầu vào thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới.
Ông Phạm Anh Tuấn - nguyên Phó cục trưởng Tổng cục thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) - cho biết các trại sản xuất giống trong nước sản sinh ra hàng tỉ tôm giống mỗi năm nhưng chất lượng tôm giống lại không tốt như mong đợi. Mặt khác, một số lượng nhỏ các nhà đầu tư đang phải đối mặt với yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn sinh học. Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm) như hiện nay.
Ông Như Văn Cẩn - Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam – cho rằng đang có quá nhiều loại thức ăn, thuốc thú y và kháng sinh sử dụng cho tôm nuôi. Cụ thể có khoảng 2,800 loại thức ăn hỗn hợp, 3,800 loại thức ăn bổ sung và 2,800 sản phẩm dùng để xử lý ô nhiễm môi trường, nhưng chính quyền nhà nước lại không thể kiểm soát hết được.
Thả nuôi tôm giống kém chất lượng sẽ dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh. Việc này giải thích vì sao hàng ngàn loại kháng sinh có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường.
Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch tập đoàn thủy sản Minh Phú - cho biết tất cả các nhà phân phối lớn trên thế giới (như công ty Walmart của Mỹ) đều không chấp nhận tôm bị nhiễm dư lượng kháng sinh.
Ông Huỳnh Quốc Tịnh – chủ nhiệm chương trình Quản lý Nuôi trồng thủy sản bền vững của tổ chức WWF (Qũy Quốc tế bảo vệ thiên nhiên) ở Việt Nam - nói rằng cần có một cơ chế minh bạch để kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi xuất khẩu.
Nguồn: http://seafoodnews.com