FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNChiến lược thả tôm lại trong mùa covid 19 của Vinhthinh Biostadt

Chiến lược thả tôm lại trong mùa covid 19 của Vinhthinh Biostadt

 
Áp dụng “Mô hình ương vèo mật độ cao & nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt” là giải pháp phòng bệnh hiệu quả khi nuôi tôm ở điều kiện thời tiết bất lợi và cũng là chiến lược phù hợp đối phó với tình hình dịch Covid-19. 
 
Khác với mọi lần, thời điểm dần về cuối năm nay thì người nuôi phải “tính nát óc” có nên thả tôm lại không khi mà tình hình giá đang quá thấp, chi phí sản xuất lại tăng vì dịch covid 19 kéo dài mấy tháng qua trong khi thời tiết cuối năm bất lợi cho nuôi và thường xảy ra bệnh đốm trắng thiệt hại lớn.

Quyết định thế nào? Hơn ai hết người trong cuộc (Người nuôi tôm) thấm thía nỗi buồn-nỗi lo khi nuôi không thành công, sự nhọc nhằn vất vã nuôi con tôm từ khi bắt đầu thả giống cho đến khi tôm về size thu hoạch và hơn hết là đam mê nuôi, niềm vui bất tận khi thu tôm được sản lượng lớn, lợi nhuận cao . . . Vậy, nên chấp nhận buông xuôi không thả cho chắc thì mất cơ hội bán tôm giá cao? hay nhờ vào sự hên xui may rủi của trời đất nếu thả tôm lại? hay cần có 1 chiến lược nuôi phù hợp để “đạt mục tiêu kép” là vừa phòng bệnh đốm trắng vừa phòng giá tôm thấp nếu tình hình “xấu’’ xảy ra.

Vinhthinh Biostadt thấu hiểu và chia sẽ sự trăn trở đó của Người nuôi. Như một người bạn trung thành nhất đã đi cùng Người nuôi hơn 20 năm qua với tinh thần “muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, chúng tôi xin chia sẽ một số ý tưởng và giải pháp cho “chiến lược kép” trên với bà con như sau:

1. Có một niềm tin tích cực nhưng có cơ sở về tình hình kiểm soát dịch bệnh và xu hướng giá tôm cao vào cuối năm để quyết định tái sản xuất

Niềm tin trên không phải là sự mơ hồ mà dựa vào phân tích dự báo, tình hình, thời cuộc trong và ngoài nước cùng với các biện pháp quyết liệt của Nhà nước nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân và từng bước phục hồi kinh tế, khống chế bất ổn xã hội. Chúng ta hãy xem 1 số thông tin tổng hợp sau:

 
  • Theo dõi thông tin gần đây cho thấy, sau 1 thời gian thực hiện chỉ thị 16 và 16+ thì tình hình dịch bệnh covid 19 được kiểm soát tốt hơn, ca nhiễm giảm dần, nhất là các tỉnh Miền Tây là trung tâm sản xuất và chế biến tôm của cả nước. Nhiều tỉnh hiện nay và sắp tới sẽ chuyển sang chỉ thị 15. Ngoài ra, sau những lúng túng ban đầu thì tình hình lưu thông đã cải thiện rất nhiều, từ đó tạo điều kiện cho vấn đề sản xuất và thu mua tôm thuận lợi hơn
 
  • Chích vaccine ít nhất 70% dân số để tiến tới miễn dịch công động là giải pháp duy nhất để cuộc sống trở lại “bình thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế quốc gia. Chính phủ đang quyết liệt thực hiện vấn đề đó với mục tiêu đến cuối năm 2021 thì Việt Nam có khoảng 90 triệu liều Vaccine covid 19 (Theo báo cáo của Bộ Y Tế ) và tháng 9 thì Vaccine sẽ về nhiều nhất với gần 20 triệu liều. Bên cạnh đó việc đang áp dụng hình thức sản xuất 3 tại chỗ và tiến đến áp dụng giải pháp “1 cung đường 2 điểm đến” với Bộ qui tắc hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ” như Mỹ và các nước đang áp dụng cho các nhà máy sản xuất nói chung và thủy sản nói riêng sẽ giúp cho việc thu mua, tiêu thụ, chế biến tôm từng bước trở lại bình thường thời gian tới
  • Nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới vẫn đang tăng rất mạnh và giá tôm xuất khẩu không giảm, nhất là khi các nước phát triển đã chích chừa vaccine với tỉ lệ cao và mở cửa trở lại. Điển hình là 7 tháng đầu năm thì Việt Nam xuất khẩu tôm nhiều hơn so với cùng kì 14% đạt 2.2 tỉ đô la Mỹ. Đặc biệt tôm xuất mạnh qua các nước EU, Mỹ với tỉ lệ tăng 26 và 34%. Hiện tại thì các nhà máy chế biến tôm Việt Nam không có hiện tượng tồn kho và họ đã kí kết hợp đồng với đối tác nhập khẩu đến cuối năm. Thời gian tới, khi bỏ qui định giãn cách, thì chắc chắn các nhà máy chế biến sẽ đẩy giá thu mua lên để mua nguyên liệu cho sản xuất thực hiện cam kết với đối tác. Nhu cầu mua tôm size to từ 40 con/kg trở lên về cuối năm càng tăng do nhu cầu dịp Lễ Noel và Lễ Năm mới của các nước.

2. Chọn giải pháp nuôi phù hợp:

 
a. Chiến lược thời điểm thả giống cùng mục tiêu size tôm phù hợp để có giá cao và ổn định nhất:

Như đã nói trên nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tăng rất cao trong dịp Lễ tết cuối 2021 - đầu năm 2022 và tình hình kiểm soát dịch bệnh trong nước sẽ tốt hơn thời gian tới vì vậy giá tôm sẽ tốt hơn và có khả năng tăng cao thời gian này. Nếu Người nuôi quyết định chọn size từ 40 con -25 con/kg để thu hoạch nhằm có giá ổn định nhất và khả năng tăng cao thì thời điểm thả giống lại nên là tháng 9-10 dương lịch. Có 2 điểm chính giảm thiểu rủi ro là:

- Nếu thả tôm sớm trong tháng 9 - 10 thì tháng 11 hay tháng 12, tôm đã vào giai đoạn tháng nuôi thứ 3 nên sức đề kháng tốt hơn với virut đốm trắng, nhất là khi thời tiết càng về cuối năm càng lạnh và biến động nhiệt độ ngày đêm cao là những yếu tố cơ hội gây bệnh đốm trắng.

- Nuôi tôm về size 25 - 40 trở lên này cũng là 1 giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá và cả ưu tiên được thu mua từ nhà máy chế biến nếu có dịch bệnh covid 19 xảy ra lại ở thời điểm đó. Nhà máy chế biến tôm vẫn thích mua size 40 trở lên vì cỡ  này phù hợp với hiệu quả năng suất khi nhà máy buộc phải giảm lượng nhân công do phòng dịch covid 19 nhưng cũng phải đáp ứng nhu cầu đơn hàng của đối tác nước ngoài.

b. Mô hình ương vèo mật độ cao và nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt là 1 giải pháp nuôi an toàn – hiệu quả toàn diện

Quan sát cách xử lí và khống chế dịch covid 19 do chủng virus Sars-Covi-2 gây ra thì chúng ta thấy có rất nhiều biện pháp nhằm khống chế, hạn chế lây nhiễm như: truy vết, test nhanh, khoanh vùng, cách ly y tế, phong tỏa…, có thể nói các biện pháp này nhằm mục tiêu chung là “đảm bảo an toàn sinh học - ngăn chặn sự lây nhiễm chéo”. Nghề tôm cũng không ngoại lệ, việc đảm bảo “an toàn sinh học - Ngăn chặn sự lây nhiễm chéo” cho trang trại nuôi tôm trong điều kiện sản xuất mà nguy cơ bùng phát bệnh vi khuẩn và virus, nhất là khi nuôi ở thời điểm bất lợi về thời tiết là hết sức cần thiết. Có một số biện pháp an toàn nên áp dụng để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của mầm bệnh như:

- Cải tạo ao đầu vụ trước khi thả
-  Lọc và diệt khuẩn nước trước khi đưa vào ao nuôi
-  Chọn tôm giống thực sự sạch bệnh, không mang mầm bệnh nguy hiểm về vi khuẩn, virus
-  Ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chủ trung gian (cua, còng, ốc, ếch, chim,…) có nguy cơ mang theo mầm bệnh khi di chuyển từ ao này qua ao khác.
- Khử trùng dụng cụ, hạn chế dùng chung dụng cụ giữa các ao

Khi ta đã xác định được thời điểm thả giống, size tôm phù hợp để nuôi, mục tiêu cần ngăn chặn là vi khuẩn, vi rút gây bệnh qua áp dụng an toàn sinh học thì vấn đề còn lại là nuôi theo cách nào để thành công nhất: vừa có thể nuôi kéo dài, vừa có thể thúc size to để bán một cách linh hoạt tùy vào từng thời điểm nếu giá mua tôm thịt có lợi nhất cho mình. Mô hình đó đồng thời cũng kiểm soát được tình hình sức khỏe tôm và mội trường nhất là khi nuôi tôm vào mùa nghịch, thời tiết bất lợi, nguy cơ đối mặt với vi rút đốm trắng . . .

Vinhthinh Biostadt chúng tôi xin chia sẽ đến bà con một mô hình nuôi tôm đã được chúng tôi áp dụng trong thực tế 2 năm qua với hàng trăm đợt thả giống, trên nhiều địa bàn khác nhau, có tỉ lệ thành công trong ương vèo hơn 95% và nuôi đến thu hoạch hơn 75%. Đây là giải pháp có thể giúp Bà Con đạt mục tiêu “câu giờ” để quan sát tình hình, để kéo size tôm nhằm có giá tốt hơn hay là giúp cho Người nuôi nào đã có quyết định thả giống thì có cách nuôi hiệu quả và an toàn trong mùa nghịch. Mô hình này được gọi là “Mô hình ương vèo mật độ cao và nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt”. Mô hình này về tổng thể là:

 
  • Giai đoạn 1 ương vèo: mật độ cao, chăm sóc thật kỹ để bảo vệ tôm, giúp tôm có sức đề kháng tốt
 
  • Giai đoạn 2 ao trung gian: sang tôm từ bể ương vèo sang ao trung gian(ao trung gian có thể là ao đất, ao bạt). Giai đoạn này giúp quản lí được sức khỏe tôm nhất là cho các mô hình là ao đất, tiết kiệm chi phí 
 
  • Giai đoạn 3 là ao nuôi đến thu hoạch: sang tôm từ ao trung gian ra nhiều ao tôm thịt (có thể là ao bạt, ao đất) để nuôi đến khi thu hoạch. Tùy vào tình hình giá và điều kiện cơ sở nuôi mà Người nuôi quyết định sang tôm ở mật độ nào để kéo tôm về size nào phù hợp với giá tốt để nuôi đến khi thu hoạch

Mô hình nuôi 3 giai đoạn này đều nhắm vào mục tiêu bảo vệ tôm chống mầm bệnh nguy hiểm như gan tụy, đốm trắng, phân trắng. Phương pháp chuyển giai đoạn là để cắt mầm bệnh, giảm ô nhiễm vì mỗi giai đoạn khi sang ao là một môi trường mới hoàn toàn. Giải pháp nuôi 3 giải đoạn cũng là để khai thác tốc độ tăng trưởng bù với mật độ điều chỉnh để tôm lớn nhanh.

Đặc biệt mô hình nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt cũng giúp cho người nuôi có thể tiếp tục sang thưa để chủ động thời gian thu hoạch, dễ dàng nuôi về kích cỡ lớn, quay nhanh nhiều vụ nuôi/năm để có sản lượng lớn trong năm, ngoài ra dòng tiền lo cho sản xuất được rãi ra nên giúp người nuôi dễ sắp xếp hơn vì có thu và có nuôi liên tục.

Bảng dưới đây, tóm tắt 1 số thông tin cơ bản của mô hình nuôi Vinhthinh Biostadt nhằm phù hợp với từng điều kiện ao nuôi khác nhau:


 






 
Tóm lại, các mô hình trên có những điểm chú ý:

Ở giai đoạn 1: ương vèo mật độ từ 3 con/lít nước, ương tôm 20-25 ngày trong một hệ thống nhỏ để dễ dàng chăm sóc, quản lý và bổ sung các chất dinh dưỡng, tôm hấp thu nhanh tăng sức đề kháng, có sức khỏe tốt sau khi sang qua giai đoạn 2.

Tôm nuôi giai đoạn 2: quy trình phòng bệnh 30 ngày tiếp theo, nếu nuôi trên ao bạt trung gian thì có thể nuôi với mật độ <300 con/m2, đối với ao đất từ 100-150 con/m2.

Tôm nuôi giai đoạn 3: quy trình nuôi đến khi thu hoạch, nếu nuôi trên ao bạt thì có thể nuôi với mật độ từ 150 con/m2, đối với ao đất từ 50-80 con/m2. Nếu muốn chủ động thời gian nuôi có thể kéo dài hay đưa tôm về size to nhanh hơn thì trong giai đoạn này chúng tôi khuyến cáo bà con nên giảm 1/3 mật độ so với thông tin đã trình bày ở trên.

Kết luận:

Mô hình “ương vèo mật độ cao và nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt” có chi phí đầu tư ban đầu thấp, có thể tận dụng điều kiện ao nuôi có sẵn của trang trại, giá thành sản xuất tôm không cao hơn so với cách nuôi truyền thống nhưng tính hiệu quả, an toàn và bền vững thì cao hơn nhiều lần. Mô hình này cũng là 1 giải pháp tốt nhất cho Người nuôi ao đất không thể lên ao bạt hoàn toàn mà vẫn nuôi tôm bền vững, hiệu quả cao
Người nuôi khi áp dụng mô hình “ương vèo mật độ cao và nuôi 3 giai đoạn của Vinhthinh Biostadt” thì sẽ được cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và chuyển giao tại ao, được hỗ trợ tối đa từ Công ty với những ưu đãi đặc biệt để giảm chi phí sản xuất.

Ngày nay, Thế giới đã tính đến chuyện phải sống chung với dịch bệnh covid 19 với tâm thế “bình thường mới”. Vì vậy Người nuôi cần chọn cho mình một chiến lược hay một mô hình nuôi phù hợp từ một đối tác có năng lực mạnh, đã khẳng định vị thế lâu dài trên thị trường về chất lượng và dịch vụ để cùng nhau đi tiếp sự nghiệp nuôi tôm với những thách thức và hấp dẫn tuyệt vời ở phía trước. Vinhthinh Biostadt mong muốn là người bạn trung thành trên đường xa đó của Người nuôi tôm cả nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0912 889 543 hoặc Nhân viên Công ty Vinhthinh Biostadt.

Một số hình ảnh chúng tôi đã thực hiện cho khách hàng:

 

Tôm ương giai đoạn 1 chuẩn bị sang ra giai đoạn 2


Tôm ương giai đoạn 1 chuẩn bị sang ra giai đoạn 2


Tôm đang sang qua giai đoạn 3, ao đất trải bạt bờ


Tôm đang sang qua giai đoạn 3, ao đất trải bạt bờ


Khách hàng thu hoạch tôm nuôi giai đoạn 3, ao đất


Khách hàng thu hoạch tôm nuôi giai đoạn 3, ao đất

 
Video giới thiệu mô hình 3 giai đoạn:
https://www.youtube.com/watch?v=3XrAY3i-bx8

Chọn tôm giống tốt, thả tôm an toàn đạt tỉ lệ sống cao:
https://www.youtube.com/watch?v=Fj7Pg7MeZ-E

Quy trình chuẩn bị nước trước khi thả ương:
https://www.youtube.com/watch?v=LGDnIS4-q48

Ưu nhược điểm khi xử lý nước đầu vào bằng TCCA:
https://www.youtube.com/watch?v=HaggNriq4go

Xem thêm nhiều video và hình ảnh tại:
https://www.youtube.com/channel/UCEVnmHCV897gRhNE_2KVzcw


Thực hiện bởi: Phòng Nuôi Công Nghệ Cao - Vinhthinh Biostadt



 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi