Cùng với cá tra, cá hồi, cá rô phi… Bộ tiêu chuẩn ASC cho tôm nuôi, là bộ tiêu chuẩn thứ 7 trong chuỗi chương trình nuôi trồn thủy sản (NTTS) có trách nhiệm của ASC, đã hoàn tất và ban hành chính thức. Tuy nhiên, để bộ tiêu chuẩn này thực sự có ý nghĩa và mang lại giá trị thực tiễn thì cần thiết phải kết nối được với nhu cầu của thị trường.
Liên kết giữa sản xuất và thị trường
Mới đây, trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Thủy sản Quốc tế - Vietfish 2014, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Hội đồng quản lý NTTS (ASC) và tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tập hợp các nhà NK cũng như các nhà sản xuất tôm theo tiêu chuẩn ASC để cùng thảo luận về nhu cầu của thị trường cũng như các yêu cầu hiện nay đối với tiêu chuẩn ASC cho tôm.
“Buổi gặp gỡ này chính là cơ hội cho những người nuôi tôm, nhà sản xuất tiếp cận với người mua, các nhà NK để cùng nhau thảo luận về cách thức tiến hành nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC và nhất là hiểu biết cụ thể hơn về các yêu cầu trong tiêu chuẩn ASC cho tôm. Đồng thời, mọi người cũng có cơ hội để tìm hiểu về các gói hỗ trợ trong việc cải tiến hoạt động sản xuất có trách nhiệm ở các trại nuôi do các tổ chức như WWF và IDH cung cấp”, ông Ngô Tiến Chương, điều phối viên chương trình NTTS của WWF Việt Nam cho biết.
Ông Bertus Van Panhuis, Giám đốc Chất lượng Công ty Foppen có trụ sở chính tại Hà Lan cho rằng, các sản phẩm tôm với chứng nhận ASC hoàn toàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà phân phối ở châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là mức giá của các sản phẩm tôm ASC cần phải hợp lý và không nên quá cao so với các sản phẩm tôm GlobalGAP hiện có.
Cuối tháng 3/2014 vừa qua, bộ tiêu chuẩn ASC cho tôm và bản hướng dẫn công tác thầm tra đã được chính thức ban hành. Trước đó, tháng 12/2013 công tác tập huấn về ASC cho tôm cũng đã được triển khai. Do đó đến nay các trại nuôi tôm của Việt
“Đối với công ty chúng tôi, hệ thống nuôi hoạt động có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội rất quan trọng và cần thiết. Danh tiếng của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. ASC đã được công nhận trên toàn thế giới và có tiêu chí khắt khe. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm và điều đó sẽ được khẳng định thông qua kiểm toán độc lập”, ông Ngô Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Chếbiến vàXNK Quốc Việt cho biết.
Việc tập hợp tất cả các bên liên quan hiện có và trong tương lai của chuỗi sản xuất và cung ứng tôm cũng tạo cơ hội cho người mua hiểu biết sâu rộng hơn về ý nghĩa thực sự của chứng nhận ASC, nhất là về những thay đổi đang được thực hiện tại các trang trại,” ông Esther Luiten, Giám đốc Marketing ASC chia sẻ.
ASC và các cam kết hỗ trợ
“Khoảng 70% sản lượng tôm tại Việt
Hiện tổ chức ASC đã và đang chủ động làm việc với nhà đồng sáng lập là tổ chức WWF và tổ chức IDH nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực cải thiện ngành nuôi tôm.
Theo đó, ASC phối hợp chặt chẽ với văn phòng đại diện của WWF tại các địa phương và sẽ hỗ trợ việc thiết lập các mối liên kết trong ngành thủy sản tại địa phương đó. WWF cũng đem lại thay đổi thông qua Dựán Cải tiến Thủy sản toàn cầu (AIPs), là yếu tố hỗ trợ những người nuôi thủy sản ứng dụng tốt những tiêu chuẩn của ASC và liên kết với những nhà sản xuất đáng tin cậy tại những thị trường mới. Khi các trang trại đã hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn ASC thì WWF sẽ có trách nhiệm kết nối họ với các nhà NK trên thị trường đang có yêu cầu về chứng nhận ASC.
Bên cạnh đó, tổ chức IDH cũng đãthiết lập một Quỹ hỗ trợ chuyển đổi cho người nuôi (FIT) nhằm kích thích và hỗ trợ việc sản xuất có trách nhiệm tại các trại nuôi tôm. Đối tác của chương trình này cùng với các nhà bán lẻ, dịch vụthực phẩm và những tổ chức chuỗi cung ứng sẽđộng viên, khuyến khích các nhà sản xuất nâng cao thực hành chăn nuôi và chủ động liên kết với chính quyền, ngành và những bên liên quan khác trong việc sản xuất tại các quốc gia.
Ngoài ra, ASC cũng đang làm việc với Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) và GlobalGAP nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chứng nhận tại các trại nuôi tôm. Mặc dù những chương trình này có các nội dung khác nhau (như những vấn đề vềATTP, vềQuyền lợi động vật...) vàcó nhiều thang bậc về những yêu cầu đối với môi trường và xã hội, tuy nhiên tất cả lại đều gặp nhau ở nhiều điểm chung.
Ba tổchức trên thấy rõ hiệu quả của việc hợp tác và xác định được những điểm có nội dung chung, trong việc xây dựng khuôn khổ cho các đánh giá viên. Điều này giúp họ cókhả năng tiến hành một cuộc đánh giá đơn lẻ nhằm đáp ứng cho nhiều chương trình. Vấn đề cốt yếu của xu hướng này là khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho người nuôi tôm, đồng thời giảm thiểu một cách nhanh chóng các tác động đến môi trường và xã hội.
Nguồn: http://vietfish.org
HOTLINE0912.889.542