FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNCông nghệ ương tôm - (Phần 1): Thiết kế hệ thống và quản lý hiệu quả về chi phí

Công nghệ ương tôm - (Phần 1): Thiết kế hệ thống và quản lý hiệu quả về chi phí

Hệ thống ương được thiết kế phù hợp là cơ sở cho an toàn sinh học cao để nuôi ấu trùng ở mật độ cao và thâm canh, từ 2 mg đến 3g. Mục đích là để tạo ra tôm con khỏe mạnh, đồng đều với khả năng tăng trưởng bù đáng kể sau khi chuyển sang ao nuôi thương phẩm. Có tất cả 2 bài viết, trước tiên chúng ta sẽ thảo luận các thiết kế cơ bản. Phần 2 sẽ thảo luận về chất lượng nước, thức ăn và quản lý thức ăn cho các hệ thống ương.

Hệ thống ương siêu thâm canh để sản xuất ra tôm con đã có hàng chục năm với sự đa dạng khác nhau. Trong những năm gần đây chúng được xem là công cụ hữu ích cho ngành nuôi tôm công nghiệp để tăng hiệu quả và lợi nhuận, trong một số trường hợp chúng có thể giúp loại trừ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của hội chứng chết sớm/hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) và EHP gây ra bởi ký sinh trùng Enterocytozoonhepatopenaei  cũng như các bệnh khác

Thiết kế và hệ thống quản lý giúp tạo điều kiện nhất quán, giảm rủi ro với “mô hình nhà máy” được xác định bởi đầu vào sản xuất, kết quả ổn định, có thể dự đoán trước được. Hiện tại có rất ít thông tin về thiết kế tiêu chuẩn, quản lý hệ thống ương và có nhiều sự khác nhau giữa các hệ thống đang sử dụng.

Nhiều hộ nuôi tôm ở các nước Mỹ Latinh đang sử dụng hệ thống ương như là một phần trong chiến lược sản xuất của họ đặc biệt là các công ty lớn hoặc công ty liên doanh. Hệ thống này ít được sử dụng rộng rãi ở Châu Á nhưng đang nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng. Nhìn chung, các hệ thống ương thường bao gồm các bể/ao được lót bằng bạt và che bằng tấm nhựa nhà kính hoặc mái che bằng dây cáp với diện tích 300-7,500m2. Chúng có thể là hình chữ nhật (dòng nước chảy liên tục, xung quanh một vách ngăn ở giữa), hình vuông hoặc tròn (nước được chảy thành vòng tròn, xung quanh cống ở giữa). Mật độ thả từ 500 đến 10,000 con/m3 hoặc nhiều hơn với kích thước thu hoạch là 0.3-3g/con, sinh khối lúc thu hoạch từ 1-3kg/m3.

Thiết kế và quản lý hệ thống cũng đã được cải thiện để tạo điều kiện cho một mô hình nhất quán, “mô hình nhà máy” rủi ro thấp được xác định  bởi đầu vào sản xuất, ổn định và kết quả hoạt động có thể dự đoán được.

Thuận lợi của hệ thống ương

Nhìn chung, hệ thống ương cho phép quản lý thao tác tốt hơn  và chính xác hơn trên những ấu trùng tôm con trong phạm vi thực tế và lợi ích kinh tế, mà có thể không thực tế về kính tế trong mô hình ao nuôi lớn. Cụ thể các hệ thống này có những lợi ích như sau:

Quản lý và an toàn sinh học

Bằng cách giảm diện tích nuôi và thể tích vào các bể nuôi, mức độ kiểm soát cao hơn đối với điều kiện môi trường, chất lượng nước và thức ăn dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Quản lý các đơn vị và thể tích nhỏ giúp cải thiện việc loại trừ tác nhân gây bệnh và các loài ăn thịt. Tương tự như vậy, có thể ước tính được chính xác hơn số lượng tôm con và cung cấp các thuận lợi quan trọng trong việc quản lý thức ăn trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Hệ thống sản xuất hai hoặc ba giai đoạn sử dụng hệ thống ương 1 giai đoạn hoặc 2 giai đoạn tạo cơ hội tăng cường an toàn sinh học trong khu vực ương bị cách ly. Do đó, việc này giúp cho việc tạo ra tỷ lệ sống cao hơn, sản lượng trên đơn vị diện tích cao hơn so với nuôi thương phẩm một giai đoạn.

Hiệu quả

Quản lý tốt hệ thống ương sẽ giúp cho tôm tăng trưởng nhanh hơn (với sự phụ thuộc vào mật độ), sản xuất ra tôm con lớn và khỏe hơn cùng với tỷ lệ sống cao và tiềm năng tăng trưởng bù vượt trội. Thả tôm con từ các hệ thống ương sẽ tốt hơn so với thả trực tiếp tôm post, giúp tăng chu kì sản xuất bằng cách giảm thời gian nuôi để đạt kích cỡ thương phẩm trong ao nuôi thịt. Điều này có thể giúp tăng số vụ/năm cho phép việc sử dụng ao nuôi hiệu quả hơn và cải thiện đáng kể lợi nhuận của trang trại.

Cải thiện sức khỏe và quản lý dịch bệnh

Tôm lớn sẽ có hệ thống miễn dịch phát triển hơn. Như là một chiến lược trong quản lý hội chứng chết sớm/ hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/EHPND), hệ thống ương cho phép thả tôm con ra ao nuôi thịt với khả năng chống lại bệnh tốt hơn. Ương trong môi trường nhỏ giúp cho việc quản lý chất lượng nước hiệu quả, loại trừ dịch bệnh và cho ăn đúng cách hơn. Thêm vào đó, như một chiến lược trong việc quản lý đốm trắng (WSSV), tôm post trong hệ thống ương có thể được duy trì nhiệt độ trên 30 0C trong thời gian nhiệt độ các ao nuôi bên ngoài thấp hơn, làm cho tôm dễ bị cảm nhiễm với bệnh. Trong hệ thống ương được quản lý hợp lý, có thể thực hiện các biện pháp chuẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh cho phép người nuôi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh trong hệ thống trước khi chúng được chuyển sang các ao nuôi thương phẩm. Điều này cho phép lựa chọn chấm dứt vụ nuôi sớm hơn và thả lại do đó làm giảm tác động đến tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng với các bệnh trên tôm hiện nay như EMS/AHPND và EHP, chúng có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp chuẩn đoán phân tử.

Hệ thống ương cung cấp cho ngành công nghiệp nuôi tôm cơ hội quan trọng để tăng lợi nhuận

Thả sớm

Hệ thống ương siêu thâm canh có thể mở rộng thêm các hướng đi hiệu quả cho các sản phẩm theo mùa của trại giống. Điều này cho phép hiệu quả cao hơn cho cả trại sản xuất giống lẫn trại nuôi. Đối với trang trại nuôi chưa gắn với trại sản xuất giống, chiến lược đầu tư các hệ thống ương tập trung có thể cho phép mua con giống trước thời kì đỉnh điểm với chi phí thấp hơn, có nhiều khả năng và sự chắc chắn hơn trong việc cung cấp con giống. Ngoài ra, đối với các trang trại nuôi tôm ở vùng có độ mặn thấp, hệ thống ương có thể được sử dụng như một hệ thống thích nghi.

Bất lợi

Hệ thống ương có một vài điều bất lợi. Nó bao gồm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng (Chi phí xây dựng cao hơn các hệ thống ao nuôi thông thường), chi phí hoạt động cao hơn và yêu cầu cao hơn về lao động do các hệ thống này đòi hỏi phải được đào tạo về sinh học (giống như các nhà sản xuất giống). Ngăn ngừa các sự cố của thiết bị bởi vì chúng rất quan trọng. Với mật độ thả cao và thay nước thấp, một nguy cơ quan trọng là chất hữu cơ cao dẫn đến chất lượng nước kém và sức khỏe đàn tôm. Tăng khả năng bị stress cho tôm do tác động và vận chuyển nhiều, có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì những lý do này, quản lý tốt bởi các nhân viên được đào tạo đúng cách của hệ thống ương là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự thành công.

Cấu tạo hệ thống ương

Vị trí lý tưởng cho một hệ thống ương là nằm gần hoặc kết hợp trong khu vực nuôi thương phẩm. Việc tiếp cận với chất lượng nước tốt và cơ sở hạ tầng thích hợp là rất quan trọng. Nguồn nước tốt nhất nên đến từ kênh cấp của trang trại hoặc trước các trạm bơm, cho phép việc thải nước và thoát ra khỏi kênh thoát chính không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ương. Nước nên được thải vào kênh thoát nước của trại nuôi và cách xa khu vực lấy nước vào. Để giảm chi phí, nên đặt các hệ thống ương gần nguồn điện dự phòng khẩn cấp. Nếu có thể, nó nên được đặt gần khu vực quản lý chính, gần các văn phòng, vật tư và nhân sự. Vị trí lý tưởng cho việc xây dựng là chúng được nằm ở độ cao vừa đủ cho việc xả nước và không quá 5-10 phút vận chuyển cho ao xa nhất trong trang trại. Kích cỡ và hình dạng của hệ thống ương và bể chứ của chúng rất đa dạng, có thể là một giai đoạn hoặc thiết kế nhiều giai đoạn.

Bể ương một giai đoạn

Các bể ương một giai đoạn thường được thiết kế để sản xuất tôm con có trọng lượng 100, 200 hoặc 300mg/con. Các bể chứa thường từ 40 đến 200m3 và được đặt trong nhà kính hoặc che bằng bạt trong suốt. Bốn mẫu bể khác nhau thường được sử dụng. Hầu hết các bể này được xây dựng từ bê tông, lưới thép, gỗ, nhựa, sợi thủy tinh hoặc hồ chứa nhỏ bằng đất (nện chặt) và lót bạt (HDPE hoặc EPDM với chất liệu không độc hại) hoặc phủ một lớp epoxy. Mật độ thả giao động từ 8 đến 50 con/lít để sản xuất ra tôm con có trọng lượng từ 0.1-0.3g và sinh khối lúc thu hoạch cuối cùng là 1-5kg/m3.

Bể tròn và bể chữ nhật

Bể tròn với hệ thống thoát nước ở giữa giúp cho việc tạo dòng chảy để phân bổ thức ăn và loại bỏ bùn (tự làm sạch). Nhiều hệ thống ương sử dụng bể tròn làm bằng sợi thủy tinh, xi măng hoặc vật liệu tiết kiệm chi phí tại địa phương. Tuy nhiên, có giới hạn về kích thước trong việc tạo dòng chảy, vì các bể có đường kính lớn hơn 40m bị mất một số đặc tính mong muốn nhất. Khi đường kính tăng lên, cần tốn nhiều năng lượng để duy trì vận tốc dòng chảy để gom các chất thải và bể có xu hướng giảm hiệu quả trong việc đưa các chất thải rắn đến điểm thu gom.

Các bể hình chữ nhật rất dễ xây dựng, hiệu quả về mặt không gian trong nhà kính tiêu chuẩn và các kỹ thuật viên sản xuất giống đã có kinh nghiệm trong việc quản lý chúng. Nhưng chúng kém hiệu quả trong việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng, bùn và phân bổ thức ăn. Chúng cũng có thể tốn kém hơn để xây dựng, vận hành và quản lý.

Bể bầu dục

Bể ương Raceway hình bầu dục có sự tuần hoàn nước tốt để giữ các chất rắn lơ lửng, chúng phù hợp với các nhà kính và có thể được thiết kế để dễ dàng loại bỏ chất thải. Tuy nhiên, chúng có thể khó xây dựng và quản lý hơn các thiết kế khác. Về sản xuất, số lượng tôm sinh khối cao đã đạt được với các hệ thống này.

Bể bầu dục hoặc kênh Raceway thường có chiều dài 33-66m, chiều rộng 5-9m và chiều sâu từ 0.7-1.2m. Mặc dù chúng phù hợp với các nhà kính và thuận tiện với chiều rộng của nhà nhưng chúng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để tạo ra dòng nước chảy để đưa các chất thải rắn đến các điểm loại bỏ.

Trong thiết kế, hãy xem xét mô hình nhà máy: đầu vào được xác định rõ ràng dẫn đến kết quả các hoạt động sản xuất ổn định

Để duy trì dòng chảy ổn định, hệ thống Raceway hình bầu dục thường được chia ở giữa bởi vách ngăn. Trong bể bầu dục (và bể chữ nhật) có thể có hai đường thoát và hai điểm lấy chất thải rắn.

Hệ thống Raceway tầng

Các hệ thống ương tầng, cạn (10-20cm nước) hình chữ nhật được thiết kế cho mật độ siêu cao và hiệu quả về không gian. Điều này có thể tối đa hóa sinh khối trên mỗi mét vuông (lên đến 10 lần so với các hệ thống khác) và không có hiệu quả để kiểm soát nhiệt độ, thức ăn và các yếu tố đầu vào về con người. Chúng lý tưởng cho môi trường khắc nghiệt, nơi không gian và nhiệt độ là những hạn chế. Những hệ thống này là những hướng đi mới với kết quả sản xuất ban đầu từ một số mô hình mẫu cho thấy tiềm năng về tỷ lệ năng xuất rất cao. Khi các hệ thống này được thương mại hóa, chúng sẽ có khả năng trở nên phổ biến hơn, hỗ trợ các hoạt động nuôi siêu thâm canh và sản xuất tôm trong môi trường lạnh.

Bể ương giai đoạn 2

Chúng rất giống với các hệ thống ương 1 giai đoạn nhưng được xây dựng ở quy mô lớn hơn. Thường thả tôm có trọng lượng 0.1-0.3g được chuyển từ bể ương giai đoạn 1. Lý do cho việc ương giai đoạn 2 ở trang trại nuôi liên quan đến việc thả tôm con lớn vào ao thương phẩm hơn là từ hệ thống một phase. Ở thị trường nơi mà sản phẩm mùa vụ thường có giá cao hơn khi thu hoạch sớm hơn, hệ thống ương 2 giai đoạn có nhiều thuận lợi hơn. Các hệ thống này thường được xây dựng trong ba hình dạng khác nhau, các bể hoặc ao được che chắn (hình tròn có ống xả ở giữa, hình bầu dục và hình chữ nhật), với thể tích trung bình từ 300 đến 7,500m3.

Triển vọng

Tối ưu hóa thiết kế và quản lý của hệ thống ương đã là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu. Thực hiện với quy mô lớn đang phát triển. Các hệ thống ương có tiềm năng cho phép tăng cường an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, chúng có thể giúp tăng cường tính linh hoạt khi thả và giảm chi phí sản xuất.

Trong tương lai, người nuôi hứa hẹn sẽ mở rộng ứng dụng các hệ thống ương trên toàn cầu. Các hệ thống thành công nhất là những hệ thống được thiết kế để tận dụng những bài học thu được từ sự gia tăng số lượng các hệ thống nuôi đang hoạt động hiện nay.

Trong phần 2 chúng tôi sẽ đề cập đến chất lượng nước, thức ăn và cho ăn là khía cạnh quan trọng nhất của việc quản lý các hệ thống ương.

 Tác giả: 
Craig Browdy, Peter Van Wyk, Chris Stock, Thomas R. Zeigler and Ramir Lee

Nguồn
http://www.zeiglerfeed.com

Dịch bởi: KS Châu Ngọc Sơn - Công ty Vinhthinhbiostadt


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi