FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNDoanh nghiệp xuất khẩu tôm tận dụng lợi thế từ EVFTA

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm tận dụng lợi thế từ EVFTA

Phát huy lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khẳng định sẽ có những chiến lược phù hợp, bài bản hơn để tăng xuất khẩu qua EU trong thời gian tới.

EU- Thị trường điểm sáng cho tôm xuất khẩu

Theo ông Dương Vũ Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường truyền thống đang gặp khó khăn và sụt giảm mạnh thì xuất khẩu tôm vào thị trường EU có bước tăng trưởng đáng kể. Các số liệu của Sở Công Thương cho thấy, xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau qua EU đã đạt khoảng 65 triệu USD. Đáng chú ý, nếu như trước đây, EU chỉ chiếm khoảng 5% thị phần xuất khẩu của địa phương thì nay con số này đã tăng lên 12%.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kim ngạch xuất khẩu tôm tăng lên là nhờ Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực. Hiệp định này đi vào thực thi đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Cà Mau tiếp cận thị trường tiêu thụ khổng lồ, đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước trên thế giới đang bị ảnh hưởng xấu do dịch COVID-19.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong vùng ĐBSCL cho biết, nhờ sự bứt phá của thị trường EU, việc xuất khẩu tôm của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể sau những tháng đầu năm không mấy khả quan. Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Minh Cường -cho biết: sau khi EVFTA có hiệu lực, ngay từ đầu tháng 8 và tháng 9, đơn hàng xuất khẩu tôm của Minh Cường sang thị trường EU đã tăng mạnh. “Nếu so sánh với cùng kỳ thì tỷ lệ phục hồi mới chỉ 90%. Tuy nhiên so với tháng 7/2020 thì xuất khẩu tôm sang EU đã tăng mạnh tới hơn 50%”, ông Tuấn chia sẻ.

Tương tự, với Công ty CP Cafatex (Hậu Giang), lượng khách hàng giao dịch tại EU cũng tăng lên rõ rệt trong mấy tháng trở lại đây. Hay với Tập đoàn Minh Phú, EVFTA đã mở ra cơ hội mới cho Minh Phú và công ty đang tận dụng tối đa những lợi thế do hiệp định này mang lại để tăng tốc xuất khẩu tôm vào EU.

Tận dụng lợi thế, giữ đà tăng trưởng

Trước nhiều tín hiệu tích cực mà ngành tôm đã đạt được sau hơn 2 tháng EVFTA đi vào thực thi, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực để tận dụng lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu. Đại diện Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) cho biết: để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU công ty sẽ tập trung đánh giá khả năng tổ chức nuôi tôm, đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn. Đồng thời, chuẩn bị cho việc tái cơ cấu, công ty cũng dự định thành lập Công ty Khang An với mục đích phát triển mạnh hơn mảng này.

Dù thuế xuất khẩu tôm giảm còn 0% là một lợi thế rất lớn cho tôm Việt nhưng ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc Công ty CP Cafatex nhận định, khi tôm Việt nam được giảm thuế, các nước khác cũng sẽ có sự điều chỉnh về giá cả để cạnh tranh và giữ thị trường. Do vậy, để cạnh tranh tốt nhằm gia tăng số lượng bán hàng, Việt Nam luôn phải duy trì được chất lượng đồng nhất, đảm bảo được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì nếu để diễn ra tình trạng gian lận thương mại, chất lượng không đồng đều thì sẽ bị gạt bỏ ra khỏi thị trường.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Minh Cường cho rằng, miếng bánh ở thị trường EU sẽ nhanh chóng bão hòa trong thời gian tới. Đồng thời ông Tuấn cũng dự báo xuất khẩu có thể chuyển biến nhưng khó trở lại bình thường như trước đây.
Từ những thách thức trên, ông Tuấn đề xuất, ngoài việc khắc phục khó khăn trước mắt thì việc tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các chính sách hỗ trợ cũng rất cần được quan tâm.

Lý do, hiện nay việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiêp tôm nói riêng và xuất khẩu nói chung rất khó khăn. Dù nhà nước có nhiều gói hỗ trợ từ giảm lãi suất, gia hạn nợ, giảm thuế… song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được. Chính vì thế các doanh nghiệp mong mỏi tiêu chuẩn tiếp cận các gói tín dụng sẽ được hạ bớt, qua đó giúp doanh nghiệp có thể vay vốn mới, tái thiết sản xuất, vượt qua giai đoạn dịch bệnh hiện nay.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU bắt đầu tăng trưởng tốt trong quý III năm nay nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8 năm nay. Cụ thể, trong tháng 9/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 371 triệu USD, tăng 2,3%. Với những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, VASEP dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam cả năm 2020 dự kiến đạt 3,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2019.


Nguồn: congthuong.vn


 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi