EMS đến từ giun biển (Seaworm)?
EMS đã làm cho sản lượng tôm Thái Lan giảm tới 40%, bệnh này cũng gây ảnh hưởng đến Trung Quốc và Việt Nam. Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn gây nên, tuy nhiên họ không biết phải làm như thế nào để ngăn chặn bệnh này.
Phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2009, trong vòng 02 năm EMS đã lan truyền đến Viết Nam và Thái Lan – nhà xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thất bại nhiều vụ nuôi và không còn ý định khôi phục lại sản xuất. Đã có những bằng chứng mới cho thấy EMS đã xuất hiện tại Malaysia và Ấn Độ.
Khi nhà khoa học Mỹ Donald Lighner phát hiện ra nguyên nhân gậy bệnh EMS trong năm nay (2013), nhiều trang trại nuôi tôm lớn nhất Châu Á đã thở phào nhẹ nhõm (a huge sigh of relief).
Lightner xác định tác nhân gây bệnh là chủng duy nhất của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ở Thái Lan, Trung tâm Quốc gia kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC) cũng đang làm việc để tìm ra biện pháp loại trừ căn bệnh này.
Giáo sư Tim Flegal – người đang làm việc tại BIOTEC cho biết “Vi khuẩn hiện diện khắp nơi ở các vùng biển nhiệt đới châu Á, vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm không gây bệnh cho con người”
Hình 1 - Giáo sư Tim Flegal
Ông Udorn Songserm, người sở hữu 50 ao tôm tại tỉnh Rayong phía đông Thái Lan đã thiệt hại 50% sản lượng thu hoạch khi bị EMS tấn công. Ngay lập tức, ông đã tiến hành làm việc với các cơ quan liên quan để tìm cách làm giảm thiệt hại tại trang trại của ông.
“Thật may mắn là chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát hiệu quả hơn kể từ đó, vì thế chúng tôi đã giảm thấp thiệt hại chỉ còn khoảng 10 – 20%” Songsern cho biết.
Đầu tiên ông tiến hành xử lý làm sạch ao nuôi và nguồn nước cấp vào ao nuôi tôm, sau đó trại giống cung cấp tôm giống cần phải cam kết là tôm giống của họ không bị nhiễm EMS. Mặc dù vậy, bệnh vẫn thỉnh thoảng xuất hiện và vì thiếu biện pháp chẩn đoán nhanh, do đó ông không thể xác định tác nhân gây bệnh.
Giáo sư Flegal nói: Chúng ta không có cách nào khác để xác định mầm bệnh ngoài việc phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn, sau đó tiến hành lây nhiễm vi khuẩn trên tôm khỏe mạnh để xem xét các bệnh lý. Tuy nhiên, một số chủng thì gây ra bệnh và một số khác thì không, câu hỏi đặt ra là tại sao như thế.
LIỆU CÓ PHẢI DO GIUN BIỂN (SEA WORM)
Giáo sư Tim Flegel có lý thuyết riêng của ông ấy về nơi mà các chủng vi khuẩn có thể là xuất phát điểm.
Khả năng vi khuẩn có thể đến từ loại thức ăn nào đó mà các trại giống cho tôm bố mẹ ăn, chẳng hạn như giun biển (giun nhiều tơ – Seaworm), có thể họ cho tôm bố mẹ ăn giun biển sống được mang đến từ Trung Quốc – quốc gia có bệnh EMS đầu tiên. Ông nghĩ rẳng có thể giun biển mang vi khuẩn trong ruột của chúng và khi tôm bố mẹ ăn phải thì chúng cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh.
CUỘC ĐUA QUỐC TẾ ĐỂ TÌM RA CÂU TRẢ LỜI CHO BỆNH EMS
Giáo Sư Tim Flegel nghi ngờ Giáo Sư Lighner có thể đã có câu trả lời, tuy nhiên Tiến Sĩ Lighner đã trì hoãn tiết lộ phát hiện đầy đủ của mình bởi trường Đại học Arizona - nơi Tiến Sỹ Lighner đang làm việc - muốn tìm lợi nhuận từ phát hiện này, “Chúng tôi đang làm việc với Nhật Bản và Đài Loan để tìm cách giải mã trình tự bộ gen của vi khuẩn để phát hiện ra điều gì đó độc đáo về vi khuẩn này, tuy nhiên tôi nghĩ Tiến Sĩ Lighner sẽ công bố nó trước”.
Nếu các nhá nghiên cứu ở Châu Á tìm ra nó, họ sẽ công bố mà không cần quan tâm đến bằng sáng chế.
Trong khi tình hình nuôi vẫn đang bị thiệt hại nặng nề, nhưng các nhà nuôi tôm tại Thái Lan nghĩ rằng tác động tồi tệ nhất của EMS đã trôi qua.
Một số nhà khoa học lo ngại rằng việc nuôi tôm thâm canh có thể chịu trách nhiệm cho việc bùng phát EMS, nhưng ông Songsern cho biết bệnh EMS giúp cho toàn bộ ngành công nghiệp nuôi tôm có biện pháp phòng ngừa tốt hơn.
Mặc dù kê gọi ngành công nghiệp nuôi tôm tìm kiếm biện pháp thay thế bền vững, nhưng người nông dân Thái Lan không thể chờ đợi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh và họ sẽ một lần nữa bắt đầu một vụ nuôi mới.
DW đã không thể liên lạc với Tiến Sĩ Lighner cho việc bình luận trước khi công bố bài viết này.
Nông dân nuôi tôm Banjong Nisapawanich và Udorn Songserm
Nguồn: http://www.dw.de/thai-shrimp-death-scientists-still-baffled-by-southeast-asian-disease/a-17301496
Người dịch: NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542