FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcGiáo sư Timothy Flegel trình bày về bệnh tôm ở châu Á

Giáo sư Timothy Flegel trình bày về bệnh tôm ở châu Á


Ngày 28/02/2015, tại Hội nghị lần thứ 13 của Nhóm Tư vấn về sức khỏe động vật Thủy sản Khu vực Châu Á được tài trợ bởi Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở châu Á-Thái Bình Dương (NACA), Giáo sư Timothy William Flegel đã trình bày về bệnh tôm ở châu Á trong 1 bài báo. Sau đây là trích lược nội dung GS. Flegel đăng trong Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản “mới”:

Hội chứng virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng type 1 (YHV-1) vẫn là những loại bệnh do virus gây chết nhiều nhất trên tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng P. vannamei. Mặc dù virus đầu vàng (YHV-1) đã được giới hạn ở Thái Lan, tuy nhiên một biến thể gây chết mới của virus đầu vàng type 8 (YHV-8) đã được tìm thấy ở Trung Quốc, và virus này được khuyến cáo là một loại bệnh, cùng với một phương pháp phát hiện bệnh cụ thể được đăng tải tại trang web của NACA. Cũng từ Trung Quốc, một loại virus mới được gọi là “nodavirus gây tử vong ngầm” (viết tắt là CMNV) đã được báo cáo gần đây. Ở Thái Lan, bệnh này cũng xảy ra khoảng 40% ở các trại nuôi tôm, và gần đây cũng đã nhận được vật liệu dương tính bằng phân tích Real-time PCR từ Ấn Độ. Phạm vi và tác động nuôi trồng trong khu vực của bệnh này chưa được xác định. Một lần nữa, bệnh này được khuyến cáo là một loại bệnh, bao gồm các phương pháp phát hiện RT-PCR cụ thể được đăng tải tại trang web của NACA và các nước thành viên làm việc cùng nhau để nghiên cứu tác động và sự lây lan của loại virus này.

Đối với tôm thẻ chân trắng, các mối đe dọa bệnh do virus quan trọng tiếp theo là hoại tử cơ - IMNV, vẫn chỉ giới hạn ở Indonesia. Hội chứng Taura do virus Taura (TSV), hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với những đàn giống có sức chống chịu. P. vannamei đôi khi có biểu hiện của bệnh biến dạng đốt bụng (ASDD), liên quan với một tác nhân tương tự như retrovirus.

Đối với tôm sú, các bệnh do virus quan trọng khác là virus Laem Singh (LSNV) kết hợp với một yếu tố chứa enzym integrase bí ẩn (ICE) gây ra hội chứng tăng trưởng chậm (MSGS), nhưng cho đến nay chỉ bị ở Thái Lan. Những bệnh ít quan trọng hơn là bệnh gan tụy do Parvovirus (HPV) và bệnh còi monodon baculovirus (MBV), nhưng bệnh chỉ xảy ra khi sử dụng tôm sú được đánh bắt tự nhiên sử dụng để sản xuất tôm giống (Postlarvae) mà không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Mối đe dọa bệnh không phải do virus nghiêm trọng nhất đối với cả hai loài kể từ năm 2009 được gọi (chưa đúng) là “hội chứng tôm chết sớm” (EMS). Bệnh muốn nói đến là “bệnh hoại tử gan tụy cấp tính” (AHPND) bởi vì đặc trưng của bệnh là sự bong tróc số lượng lớn các tế bào biểu mô gan tụy sau đó bị chết. Tác nhân gây bệnh có do Vibrio parahaemolyticus duy nhất mang một plasmid chứa hai gen độc tính có khả năng tác động cùng nhau để giết chết tôm. Hai phương pháp phát hiện PCR tạm thời (AP1 và AP2) đã được giới thiệu trên trang web của NACA vào tháng 12/2012 dựa trên sự phát hiện của các plasmid, và AP2 hóa ra là tốt nhất với khoảng 3% kết quả dương tính giả. Mặc dù có nhược điểm, nhưng phương pháp đã được sử dụng thành công để làm sáng tỏ một tỷ lệ lây lan cao của vi khuẩn AHPND trong thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ (giun nhiều tơ và hai mảnh vỏ), trong tôm bố mẹ và hậu ấu trùng sử dụng thả trong các ao nuôi. Một phương pháp PCR mới, AP3, đã được phát hành tại trang web của NACA vào tháng 6/2014. Phương pháp này không cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả với 104 dòng vi khuẩn được kiểm tra. Phương pháp AP3 được khuyến cáo sử dụng để xác định các nguồn vi khuẩn AHPND và tôm hoặc các vật liệu khác có kết quả dương tính sẽ được loại trừ khỏi các cơ sở sản xuất tôm. Việc thực hành cho tôm bố mẹ ăn động vật biển tươi sống cũng được khuyến cáo kiên quyết không áp dụng, trừ phi được chứng minh là sạch vi khuẩn AHPND và các mầm bệnh khác.

Các biện pháp phòng ngừa có thể chống lại sự xâm nhập mầm bệnh do thức ăn sống đòi hỏi các cách xử lý để tiêu diệt mầm bệnh, bao gồm (theo thứ tự mong muốn giảm dần) bức xạ gamma (tiệt trùng), tiệt trùng theo phương pháp Pasteur hoặc đông lạnh. Cách cuối cùng của các phương pháp này (đông lạnh) là thực hành tiêu chuẩn đối với giun nhiều tơ để làm thức ăn cho tôm bố mẹ, và cách này vẫn đang áp dụng ở Bắc và Nam Mỹ. Tuy nhiên, thói quen phổ biến rộng rãi là cho ăn bằng giun nhiều tơ sống tăng lên rõ ràng do liên quan đến việc gia tăng sản xuất nauplii, mà bỏ qua mọi mối quan tâm về an toàn sinh học. Cách tốt hơn có thể là chấp nhận giảm sản lượng nauplii để đảm bảo tính toàn vẹn của tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF). Điều này đặc biệt quan trọng về nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh chưa biết trước đó. Một cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề lan truyền bệnh từ giun nhiều tơ sống đã từng làm là tạo ra động vật sạch bệnh (SPF) trong các cơ sở nuôi khép kín.

Ngoài AHPND, tác nhân gây bệnh khác liên quan đến gan tụy, giống như microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei, đã trở nên nổi trội trong tôm bố mẹ và tôm nuôi. Sự lây lan AHPND nhanh chóng trong khu vực và đồng thời gia tăng tỷ lệ lây nhiễm bởi tác nhân gây bệnh đặc hữu và khác biệt rõ rệt E. hepatopenaei cho thấy rằng tình hình hiện nay ở châu Á có thể là do ngành nghề này giảm nhiều các biện pháp khắt khe về an toàn sinh học trong sản xuất tôm giống và ao nuôi. Điều này có thể là do các dịch bệnh bùng phát trên tôm nuôi giảm mạnh kể từ khi tiếp nhận rộng rãi tôm thẻ P. vannamei sạch bệnh (SPF) ở châu Á từ năm 2001. Ngay cả khi sản xuất dựa trên việc sử dụng các đàn sạch bệnh (SPF), bất kỳ sự giảm thiểu nào trong các biện pháp an toàn sinh học sẽ có thể để lại cho ngành công nghiệp này dễ bị tổn thương khi có sự nổi lên của bất kỳ tác nhân gây bệnh mới.

Từ 150 trong số 200 ao của một nghiên cứu mà Thái Lan đang thực hiện được lựa chọn ngẫu nhiên trước khi thả giống, tỷ lệ lây lan của các ao với AHPND ở trong khoảng 24%, trong khi tỷ lệ lây lan vi bào tử trùng microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là 49%.

Đối với tất cả các mầm bệnh được mô tả ở trên, các biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh là sử dụng tôm giống (postlarvae) có nguồn gốc từ đàn giống tôm sạch bệnh (SPF) đã được gia hóa (nằm trong danh sách loại trừ mầm bệnh, bao gồm tất cả phần lớn các loài virút và ký sinh trùng, kể cả E. hepatopenaei), được nuôi trong điều kiện thiết lập an toàn sinh học theo quy trình thực hành quản lý nhằm tối ưu (không phải tối đa) sản lượng.


Người dịch: KS. HỒ THỊ HỒNG MAI - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT


Thông tin: Professor T.W. Flegel, Chalermprakiat Building, Faculty of Science, Mahidol University, Rama 6 Road, Bangkok 10400, Thailand (phone  +662-201-5870, fax. +662-247-051, mobile +6681-403-5833, email tim.flegel@gmail.com, webpage http://www.mahidol.ac.th/en/).

Aquaculture Magazine.  Editor Greg Lutz (email glutz@agcenter.lsu.edu).  Current Status of Shrimp Diseases in Asia.  Timothy William Flegel.  Volume 41, Number 2, Page 54, April/May 2015.

Nguồn: shrimpnews.com

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi