Hạn ngạch (quota) nhập khẩu tôm bố mẹ gây cản trở sản xuất
Ravikumar Yellanki - thư ký Hiệp hội các trại giống tôm Ấn Độ - cho biết chính sách của Chính phủ về việc nhập khẩu tôm bố mẹ đang gây cản trở sản xuất. “Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chúng ta cần đàn tôm bố mẹ chất lượng tốt, không bị giới hạn hạn ngạch. Chúng ta cũng cần một chương trình nhân giống tốt thay vì phụ thuộc vào đàn tôm bố mẹ nhập khẩu, và chính phủ cần phát hành những hướng dẫn cho các trung tâm nhân giống đối với tôm Penaeus vannamei”.
Ravikumar cho biết tăng trưởng của Ấn Độ trong sản xuất tôm phần lớn được thúc đẩy bởi sản xuất tôm thẻ chân trắng, nhưng sản xuất xoay quanh trên một loài duy nhất là chưa khả thi. Ông nghĩ rằng Ấn Độ cần phải thuần hóa loài bản địa thông qua sinh sản nhân tạo. Ông nói: “Không giống như tôm thẻ chân trắng, tôm sú P. monodon đạt đến kích cỡ 120 g, trọng lượng mà những người nuôi thích. Hiện nay, tôm sú bố mẹ chỉ có từ tự nhiên, và nó đã bị nhiễm bệnh. Chúng ta cần phải tạo ra đàn tôm sú bố mẹ sạch bệnh nhằm đa dạng hóa loài nuôi”.
V. Balasubramaniam, tổng thư ký Liên đoàn Nông dân nuôi tôm Ấn Độ cho biết, “Tiếp cận đàn giống sạch bệnh thông qua hạn ngạch nhập khẩu tự do là quyền của mỗi người người nuôi. Trại sản xuất giống cần phải có đầy đủ đàn tôm bố mẹ thông qua việc loại bỏ qui định về hạn ngạch nhập khẩu tôm bố mẹ đối với các trại sản xuất giống" (Tại Ấn Độ, chính phủ qui định mỗi trại giống được cấp phép nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu một số lượng tôm bố mẹ nhất định trong năm và không được phép nhập khẩu vượt số lượng đã qui định - gọi là hạn ngạch, ngoài ra các cơ sở nhập khẩu cũng chỉ được phép nhập khẩu tôm bố mẹ từ những nguồn được chỉ định rõ ràng. Đây là một trong những qui định quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm và các mầm bệnh ngoại lai xâm nhập vào Ấn Độ từ bên ngoài - người dịch).
Ngoài ra, ông cho rằng các tập đoàn xuất khẩu ấn định giá thấp trong mùa thu hoạch rộ vì thế người nông dân không có lựa chọn nào khác là phải thu hoạch tôm của họ và bán với mức giá thấp. Ông muốn Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) phải thông báo giá quốc tế hàng ngày, điều này sẽ giúp người nuôi tôm bán được với giá thích hợp hơn. Ông cũng cho rằng hệ thống cấp phép cho các trại nuôi và trại giống nên được giao cho một cơ quan, như MPEDA hoặc Bộ Thuỷ sản. Ông nói “Hiện nay, có 7 bộ phận tham gia vào tiến trình này”.
Nguồn: The Hindu. Shrimp Industry Looks to Critical Policy Interventions. P.V. Srividya. June 10, 2014.
Người dịch: Thạc sỹ HỒ THỊ HỒNG MAI - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542