Theo ông Somsak Paneetatayasai, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, Thái Lan dự báo sản lượng tôm nuôi trong năm nay sẽ tăng từ 10 đến 20%.
Phát biểu với một phái đoàn ngành tôm ở Bangkok, Somsak mô tả các kế hoạch tăng trưởng của Thái Lan đối với ngành tôm là “dần dần” nhưng bền vững.
Somsak cho biết: “Chúng tôi đã gánh chịu thiệt hại do bệnh EMS từ 4 năm nay. Lúc đầu, chúng tôi không biết nó đến từ đâu, nhưng bây giờ chúng tôi biết nó là từ một loại vi khuẩn và chúng tôi đang giải quyết vấn đề này với khái niệm nuôi tốt. Nguồn tôm sạch bệnh và làm sạch nước sẽ là trọng tâm cho việc nuôi tôm trong tương lai. Hiện tại 70 – 80% vấn đề đã được giải quyết”.
Theo Somsak, sản lượng tôm của Thái Lan đã giảm từ mức cao từ 600.000 - 700.000 tấn (con số này là sản lượng tôm từ ao hồ trước khi chế biến) xuống còn 300.000 tấn vào năm 2016. Hiện một nửa trong số bốn triệu tấn tôm của Thái Lan là từ biển, nhưng Somsak dự đoán tỷ lệ này sẽ giảm trong tương lai.
Tận dụng thị phần bị mất có thể là khó khăn. Cũng trong buổi họp báo, Panisuan Jamnamwej, Chủ tịch Uỷ ban Thuỷ sản và Các Ngành liên quan tại Phòng Thương mại Thái Lan, chỉ ra rằng tôm Thái Lan chiếm 30 đến 40% thị phần ở Mỹ, nơi mà nhập khẩu chiếm 90% lượng tiêu thụ .
Ông Panisuan cho biết: “Hiện Thái Lan và Ecuador đang ở mức 13%, Indonesia là 19%”.
Dù sao, Somsak coi Mỹ như là một thị trường cơ hội, với mức tiêu thụ tôm đã tăng từ 2 đến 4,6 pounds mỗi năm.
Somsak giải thích: Mặt khác, thị trường Nga đã trở thành thị trường xuất khẩu kém hấp dẫn hơn vì lượng hàng nhập khẩu đã giảm trở lại với sự suy yếu của đồng tiền quốc gia, đồng rúp.
Theo Somsak, trong vài năm tới, yếu tố quan trọng nhất để theo dõi thương mại tôm là Trung Quốc.
Ông Somsak cho biết: “Trước kia họ không ăn nhiều tôm, bây giờ họ đang mua tôm từ khắp nơi trên thế giới. Nếu Trung Quốc tăng từ 200 gam/người và tiêu thụ tôm như người Mỹ, sẽ không có đủ nguồn cung trên thế giới để đáp ứng nhu cầu này!”.
Nguồn: https://tongcucthuysan.gov.vn