FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNHiệu ứng từ các FTA giúp xuất khẩu tôm liên tục bứt phá

Hiệu ứng từ các FTA giúp xuất khẩu tôm liên tục bứt phá


Nhờ tác động từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), xuất khẩu tôm đến các thị trường EU, Canada… đã liên tục tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.

Là lĩnh vực duy nhất tăng trưởng liên tục kể từ tháng 2 đến nay, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang là điểm sáng cho thủy sản. Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tháng 9/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam hiện đứng đầu thế giới. Ảnh minh họa
 

Trong các mặt hàng tôm xuất khẩu là tôm chế biến, tôm đông lạnh, tôm thẻ… thì Việt Nam được đánh giá đứng đầu ở phân khúc tôm chế biến khi chiếm tới 28% tổng giá trị xuất khẩu thế giới. Các dữ liệu của VASEP cho thấy, năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tương đương 40% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Đà tăng trưởng này đã tiếp tục giữ được trong suốt các tháng qua dù dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.

Đặc biệt, trong năm 2020, dù chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 song xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada… vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan. Trong đó, tại thị trường EU, dưới tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thuế nhập khẩu tôm chế biến giảm dần từ 7% về 0% trong 7 năm tiếp theo. Trong khi đó, thuế nhập khẩu của các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan vẫn duy trì ở mức từ 4% đến 20% tùy quốc gia. Với mức thuế nhập khẩu giảm, thị phần tôm chế biến của Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia tăng ngay trong thời gian tới do khả năng cạnh tranh giá bán tốt hơn.

Ông Hòe cho biết, thực tế kể từ tháng 8 vừa qua, xuất khẩu tôm nói chung, tôm chế biến nói riêng qua EU đã tăng từ 10-15% so với tháng 7/2020 nhờ hiệu ứng tích cực của EVFTA. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 9/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 371 triệu USD, tăng 2,3%. Đáng mừng hơn, doanh số bán lẻ hoặc online tiếp tục tăng và nhu cầu tiêu thụ tôm cho phân khúc bán lẻ sẽ lớn hơn để chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Còn tại thị trường Canada, nhờ tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu tôm tại quốc gia này cũng tăng rõ rệt. Tính tới 15/10/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada đạt 146,5 triệu USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada cũng tăng từ 139 triệu USD năm 2015 lên 152 triệu USD/năm. Một điểm đáng chú ý, Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu nhờ khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua 14 hiệp định thương mại với 51 quốc gia và gần 1,5 tỷ người tiêu dùng, tổng GDP là 49,3 nghìn tỷ USD. Do đó, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp tôm đẩy mạnh xuất khẩu vào Canada. Để thực hiện, theo VASEP, các doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu từ CPTPP như: Nguồn nhân lực, chuỗi sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm… nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa tại thị trường này.

Ngoài EU và Canada, ở các thị trường Nhật Bản, ASEAN… VASEP cũng đang khuyến cáo doanh nghiệp có giải pháp nâng sức cạnh tranh cho tôm nhằm tăng xuất khẩu để hưởng thuế quan theo những FTA đã ký kết tại những quốc gia này.
 

Theo dữ liệu từ các công ty chứng khoán, nhờ xuất khẩu tăng đã kéo doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành này cải thiện đáng kể. Cụ thể, Thực phẩm Sao Ta (FMC) đã đạt tăng trưởng doanh thu 16,3% so với cùng kỳ còn Công ty cổ phần Camimex (CMX) có doanh thu tăng trưởng 46,2% so với cùng kỳ. Riêng Tập đoàn Minh Phú - MPC có doanh thu 6 tháng 2020 giảm 25,8% so với cùng kỳ, do thuế chống bán phá giá sản phẩm tôm sang Mỹ tăng từ 0% lên 10% từ tháng 1/2020. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của Minh Phú vẫn tăng nhờ tiết giảm chi phí vận chuyển và lợi nhuận tài chính tăng.


Nguồn: congthuong.com.vn

 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi