FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Ích lợi từ việc ương tôm

Hệ thống ương tôm đang phát triển rất nhanh ở Châu Mỹ Latinh trong suốt 6 năm qua. Hiện nay, hệ thống này đã được cải thiện với thời gian ương dài, sinh khối cao, kiểm soát môi trường nghiêm ngặt (không thay nước) và kĩ thuật vận chuyển tốt hơn. Chất lượng thức ăn và các sản phẩm vi sinh được đảm bảo để cung cấp con giống chất lượng và thích nghi tốt với điều kiện môi trường ao nuôi. Do đó, tôm đạt tỉ lệ sống cao trong giai đoạn đầu của vụ nuôi và hạn chế được dịch bệnh xảy ra.

Khi biết vi khuẩn Vibrio gây bệnh EMS/AHPND thì người nuôi bắt đầu dùng hệ thống ương để kiểm soát dịch bệnh. Đây là một trong những chiến lược của Mexico và các nước châu Á nhằm giảm thiểu thiệt hại do Hội chứng chết sớm (EMS) gây ra.

Lưu ý: Thả giống ở mật độ cao nên thả giai đoạn PL 45, thay vì thả PL 12 như hiện nay, như vậy sẽ làm giảm thời gian nuôi từ 20-30 ngày. Chu trình nuôi ngắn hơn, ít tiêu tốn thức ăn và năng lượng. Tốc độ chuyển hóa thức ăn (FCR) có thể giảm 10 -30%.

Sự phát triển của hệ thống ương nuôi ở Mexico

Bệnh do virus đốm trắng hoành hành cùng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở địa phương (mùa hè ở Mexico rất nóng và mùa đông rất lạnh) bắt buộc người nuôi phải điều chỉnh và hoàn thiện lại hệ thống ương của mình.

Năm 2008 chỉ sử dụng bể Racewway 50 m3, đến 2009 sử đụng bể Racewway 100 m3 và năm 2011 sử dụng bể Raceway lớn hơn 500 m3. Hiện tại đang sử dụng bể chữ nhật có sức chứa 800 – 1.000 m3, bao gồm sử dụng trong nhà kính. Vi sinh thường được dùng để cải thiện chất lượng nước. và liều lượng được điều chỉnh dựa vào sinh khối, chất lượng nước và điều kiện sức khỏe tôm như bên dưới:

• Đối với ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, dùng liều 3ppm/ 3 ngày/ lần
• Đối với ao có hàm lượng khí độc cao, dùng liều 2-5 ppm/ 2 ngày/ lần
• Đối với ao nhiễm bệnh do môi trường, dùng liều 2 ppm/ 3 ngày/ lần

Hệ thống ương sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao, ít nhất 45% đạm thô (cho ăn 2 giờ/ lần). Và hệ thống này không sử dụng bảng thức ăn cố định mà dựa vào lượng thức ăn thừa trong nhá, chất lượng nước và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi để điều chỉnh lượng ăn phù hợp.

Từ năm 2012 đến nay, người nuôi thường sử dụng máy bơm để chuyển PL từ bể ương sang ao nuôi, nhằm giảm 3-5% tỉ lệ chết. Qui trình vận chuyển phải được hoàn thiện sao cho tôm nuôi không được phép rời khỏi mặt nước quá 30 - 60 giây. Ngoài ra, có thể tăng thêm 3 km khi vận chuyển bằng máy bơm và đạt năng suất 15 kg PL/ phút. Thời gian vận chuyển tôm vào buổi sáng, chiều tối hay vào ban đêm là rất quan trọng. Tình trạng PL phải được kiểm tra trước khi vận chuyển. 

Trong các nghiên cứu này cho thấy, việc giảm mật độ nuôi trong bể Raceway giúp tôm đạt kích cỡ lớn hơn và tỉ lệ sống cao hơn. Sinh khối đạt 6.9 kg/ m3.

Kinh nghiệm ương tôm ở châu Á

Năm 2013 – 2014, Mexico sử dụng kĩ thuật ương thành công và đã chuyển giao công nghệ cho các ao tôm ở Malaysia. Thả nuôi tôm giống trong hệ thống Raceway từ 25 - 30 ngày, đạt 1 - 1.5g/ PL, sau đó thả vào ao nuôi với mật độ 70-80 PL/m2. FCR trong bể Racewway là 1.0 - 1.5 (tùy thuộc vào thời gian nuôi) và tôm đạt 17 - 18 g/con trong ao nuôi với FCR là 1.3. Tỉ lệ sống trong ao nuôi đạt 90 - 95%. 

Ở Thái Lan có nhiều kết quả khác nhau. Dù nuôi thành công trong giai đoạn ương, nhưng do quá trình vận chuyển, vẫn làm tôm tăng trưởng chậm. Ý kiến khác cho rằng, nếu thả nuôi vèo trong 30 ngày đầu tiên và không tiếp xúc với đáy hoặc thả nuôi trong lưới chiếm khoảng 20 - 30% diện tích ao, sau 20 – 30 ngày thả lại toàn bộ tôm vào ao, sẽ hạn chế được dịch bệnh EMS.

Ở Việt Nam, hệ thống ương bị hạn chế vì thiếu vốn đầu tư, công nghệ kém phát triển và an toàn sinh học còn hạn chế. Một số vùng nuôi trọng điểm ở Việt Nam đã nuôi thành công, nhưng kĩ thuật vận chuyển kém làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm khi thả ra ao nuôi. Tình trạng ao nuôi chuyển biến xấu là do không kiểm soát thức ăn dư thừa và chất lượng nước trong giai đoạn ương.

Các trại nuôi ở châu Á nên đầu tư phát triển các kĩ thuật mới ở châu Mĩ Latinh và điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện ao nuôi ở châu Á.

Dịch bởi: KS. LÊ HẢI QUỲNH - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT


Nguồn: http://www.shrimpnews.com/
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi