FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcHOẠT ĐỘNG CÔNG TYKhác biệt giữa 6 nước nuôi tôm thẻ hàng đầu thế giới

Khác biệt giữa 6 nước nuôi tôm thẻ hàng đầu thế giới


 

Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước nuôi tôm thẻ hàng đầu thế giới. Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi ở 36 quốc gia, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản với trị giá 26,7 tỷ USD.

Đầu 1/2019, một nhóm nhiên cứu của Mỹ bắt đầu tiến hành nghiên cứu để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như so sánh về mức độ tiếp nhận đổi mới công nghệ kỹ thuật ở 6 nước có ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ hàng đầu hiện nay là: Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn 81 trại nuôi tôm với 90 câu hỏi về 10 tiêu chí bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản lý trại nuôi, điện phục vụ sản xuất, nguồn nước, cung cấp oxy, thức ăn, giám sát chất lượng nước và sức khỏe tôm nuôi, mức độ tăng trưởng, kỹ thuật thu hoạch và an toàn sinh học.

Báo cáo tóm tắt một số khác biệt giữa 6 nước như sau:

Mật độ nuôi: Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước áp dụng kỹ thuật nuôi siêu thâm canh với mật độ trung bình là 220-300 con/m2, Thái Lan và Indonesia nuôi 70-130 con/m2, Ấn Độ 60 con/m2 (mật độ tối đa được quy định), Ecuador nuôi trung bình 20 con/m2.

Số vụ nuôi: Nông dân ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc thường sản xuất khoảng 2,5 vụ mỗi năm, trong khi nông dân ở Ấn Độ chỉ có 1-2 vụ mỗi năm. Ecuador có thể nuôi 3 – 4 do sử dụng ao ương và thả chồng chéo giữa ao ương và ao nuôi. 

Sản lượng: các trang trại ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đạt được trung bình khoảng 15-20 tấn/ha,vụ. Ấn Độ thu được khoảng 4 tấn/ha/vụ, trong khi đó người nuôi ở  Ecuador thu chỉ  khoảng 1,6 tấn/ha/vụ.

Tỷ lệ sống: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đạt tỷ lệ trên 70%, Trung Quốc trung bình đạt 60% và Ecuador khoảng 50%.

Tuy nhiên, cần lưu ý là tuy ngành tôm ở Ecuador có hiệu suất canh tác thấp hơn các nước khác nhưng lại chú trọng vào khả năng kháng bệnh của tôm nuôi. Tôm bố mẹ trong các chương trình nhân giống được tiếp xúc với nhiều điều kiện môi trường nơi có các mầm bệnh khác nhau để phát triển tính đề kháng chống lại dịch bệnh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí để đảm bảo an toàn sinh học cũng như chi phí kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ hoặc pH.

Thông qua so sánh kỹ thuật nuôi khác nhau giữa 6 nước, nghiên cứu cung cấp thông tin tổng quan về ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đó định hướng để đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi phù hợp với kỹ thuật canh tác của từng khu vực.

Nguồn: tepbac.com

 


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi