FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcSẢN XUẤT GIỐNG CÁ, TÔMKhám phá giải pháp thay thế kĩ thuật cắt mắt tôm bố mẹ trong sản xuất tôm giống

Khám phá giải pháp thay thế kĩ thuật cắt mắt tôm bố mẹ trong sản xuất tôm giống



Hình 1: Bức ảnh này mô tả tôm sú mẹ (Penaeus monodon) với con mắt được gắn thẻ định danh. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stirling gần đây đã công bố những phát hiện ban đầu về giải pháp thay thế cho việc cắt mắt tôm vì những lo ngại về phúc lợi động vật trong sản xuất tôm giống đang thu hút được sự chú ý. Ảnh của Darryl Jory.


Một dự án kéo dài nhiều năm nhằm cải thiện phúc lợi động vật trong các trại sản xuất tôm giống sắp kết thúc, nhưng các kết quả ban đầu được công bố vào đầu tháng này cho thấy một triển vọng đầy hứa hẹn.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Stirling ở Scotland đã báo cáo một giải pháp thay thế khả thi cho việc cắt bỏ mắt, một kỹ thuật sinh sản tôm thông thường, theo các chuyên gia phúc lợi vật nuôi và một số nhà bán lẻ có thể gây ra các mối nguy và phi đạo đức.

Cắt mắt: là kĩ thuật sử dụng dụng cụ phẫu thuật để cắt mắt tôm bố mẹ - kĩ thuật rất phổ biến trong các trại sản xuất tôm giống trên toàn thế giới trong một phần tư thế kỷ qua. Trong mắt tôm bố mẹ chứa một phức hợp các tuyến ảnh hưởng đến quá trình lột xác, trưởng thành sinh dục và quá trình sinh sản. Việc cắt mắt tôm giống bố mẹ đã đóng góp vào sự phát triển trong việc phá triển thương mại hóa tôm nuôi công nghiệp trong những năm 1970 và 1980, vì những con cái bố mẹ bị cắt mắt sẽ trưởng thành nhanh hơn và giải phóng trứng nhiều hơn gấp 10 đến 20 lần so với bình thường, các nhà quản lý trại sản xuất giống sẽ đạt được năng suất ổn định và đáng tin cậy hơn.

Nhằm tìm giải pháp cho mối quan tâm về phúc lợi động vật, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stirling đã thực hiện 1 cuộc điều tra môi trường nuôi tôm ở khu vực Trung Mỹ nơi sản xuất tôm giống thương mại hàng đầu. Công ty Seajoy đã đạt được thành công về kĩ thuật không cắt mắt trong trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei). Là một phần của nghiên cứu, tôm bố mẹ được trải qua các thao tác thuần bên ngoài, bao gồm kiểm soát nhiệt độ nước, điều chỉnh chế độ ăn và tiếp xúc với ánh sáng và các yếu tố khác phục thuộc vào đặc thù của bể nuôi. Phát hiện của họ cho thấy tôm không bị cắt mắt sản xuất nhiều trứng và nauplii có tỷ lệ sống cao hơn trong trại sản xuất tôm giống so với tôm bố mẹ bị cắt mắt thông thường.

Nội dung bài báo, “Hiệu suất sinh sản và chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ Thái Bình Dương không bị cắt mắt (Litopenaeus vannamei) trong điều kiện sản xuất quy mô thương mại”, đã được xuất bản trong số tháng Ba của tạp chí Nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này là một nỗ lực hợp tác giữa Đại học Stirling, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu, Công ty Seajoy và Công ty Lyons Seafood. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ dự án SEAT (Thương mại hóa ngành Nuôi trồng thủy sản theo hướng đạo đức và bền vững do EU tài trợ; từ 2009 đến 2014). Cộng đồng Nuôi trồng thủy sản đã chỉ ra việc cắt mắt là mối đe dọa đối với sự tăng trưởng liên tục của ngành tôm công nghiệp ở các thị trường châu Âu.

“Các nhà bán lẻ tại Vương quốc Anh đang cảnh báo hệ thống chuỗi cung ứng rằng các giải pháp thay thế cho việc trên cần được thực hiện khẩn cấp”, các tác giả - bao gồm cả Giáo sư David Little - đã giải thích với các bên liên quan trong một bản ghi nhớ tuần trước.

Seajoy, một Công ty sản xuất tôm giống hoạt động ở Trung và Nam Mỹ, tự nhận họ là người tiên phong trong kỹ thuật sản xuất tôm giống không cắt mắt. Đại học Stirling gửi Tiến sĩ Simão Zacarias tới Honduras để thực hiện 4 thí nghiệm, 2 trong số đó đã hoàn thành, để hiểu rõ hơn về sự đánh đổi giữa giải pháp sinh học và hiệu quả kinh tế của kĩ thuật trên. Kỹ thuật không cắt mắt được cho là tạo ra năng suất tôm giống thấp hơn với tính đồng nhất kém và chi phí sản xuất postlarvae (PL) cao hơn. Các tác giả khác bao gồm Stefano Carboni và Andrew Davie đồng quan điểm với kết luận trên.



Hình 2: Tiến sĩ Simão Zacarias - Đại học Stirling, đến từ Beira, Mozambique, sẽ sớm tới Isla del Tigre, Honduras, để ghi lại bằng chứng cho thấy lợi ích của việc nuôi tôm mà không cần cắt mắt.


Mặc dù có thể đạt được mức năng suất gần tương đương bằng cách sử dụng tôm bố mẹ không bị cắt mắt, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các nhà quản lý trại giống cần điều chỉnh nhiều ở cấp độ trại giống và hồ ương, chẳng hạn như tăng gấp đôi tỷ lệ đực / cái từ 1: 1 lên 1: 2. Ngoài ra, họ phát hiện ra rằng việc quản lý bổ sung thức ăn tươi chất lượng cao, như mực hoặc giời (giun nhiều tơ), trong điều kiện nuôi vỗ trước khi tôm bố mẹ sinh sản đã cải thiện hiệu quả và hiệu suất của tôm bố mẹ không bị cắt mắt đến mức gần tương đương với tôm bố mẹ bị cắt mắt.

“Tôm cái được cho ăn thức ăn bổ sung có hàm lượng dinh dưỡng tích lũy cao hơn trong gan tụy, điều này cho thấy rằng vòng đời của của chúng có thể được kéo dài, với khả năng sẽ mang lại lợi ích kinh tế”, các tác giả đã nêu trong biên bản ghi nhớ, họ vẫn đang đánh giá chi phí và lợi ích của việc thực hành kĩ thuật trên.



Hình 3: Đại học Stirling đã gửi Tiến sĩ Simão Zacarias tới Honduras để thực hiện 4 thí nghiệm về sản xuất giống tôm không cắt mắt để hiểu rõ hơn về sự đánh đổi giữa giải pháp sinh học và hiệu quả kinh tế của phương pháp.

Nhìn chung, các tác giả xác định phát hiện trên cho thấy rằng phúc lợi cho tôm bố mẹ đã được cải thiện. Các nhà quản lý trại giống, nông dân và nhà bán lẻ nên tin rằng tôm bố mẹ có nguồn gốc từ nguồn tôm không bị cắt mắt biểu hiện sự tăng trưởng tương đương trong tất cả các giai đoạn (từ nuôi ấu trùng, ương và nuôi thương phẩm) trong điều kiện sản xuất.

Họ cũng kêu gọi các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi trồng thủy sản như GAA (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản và GlobalGAP bao gồm việc sử dụng nguồn thức ăn bổ sung chất lượng cao trong quá trình tiền sinh sản như một biện pháp quản lý phúc lợi cao, vì nó đã cải thiện tình trạng và sự sẵn sàng của tôm bố mẹ.

Cần lưu ý rằng có các bằng chứng cho thấy thủ tục cắt mắt không gây căng thẳng và tôm bố mẹ trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó. Trong bài viết trước, Zacarias đã giải thích với Advocate rằng các biện pháp thay thế khác cho việc cắt mắt, chẳng hạn như tiêm hormone, gây căng thẳng và mặt khác là không thực tế.

Nghiên cứu này sẽ tiếp tục xem xét liệu tôm bố mẹ không bị cắt mắt sẽ có tuổi thọ dài hơn, năng suất cao hơn và thu thập nhiều dữ liệu hơn để hoàn thành phân tích kinh tế. Họ hy vọng những phát hiện bổ sung này, cho đến tháng 3, cho thấy rằng việc sử dụng tôm bố mẹ không bị cắt mắt có chi phí sản xuất tương tự cho nauplii và PL như các kĩ thuật thông thường.

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/advocate/stirling-researchers-identify-viable-ablation-alternatives-shrimp-hatcheries/

Dịch bởi: KS. Đỗ Ngọc Tuấn - Công ty Vinhthinh Biostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi