Tại một diễn đàn Nông Nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã phát biểu: Tôi hay nói là mọi sự thay đổi đều khó khăn nhưng nếu không thay đổi thì sẽ khó khăn hơn. Chúng ta cân nhắc nhiều về cái giá phải trả cho sự thay đổi mà lại ít cân nhắc đến cái giá phải trả nếu không thay đổi.
Thế giới cũng đã đặt trên bàn nghị sự chuẩn bị xem nguồn gốc tạo ra sản phẩm đó có sử dụng lao động trẻ em không, sản xuất có gây biến đổi khí hậu hay không. Không chỉ trực tiếp sản phẩm đó, mà còn các yếu tố tác động tạo ra sản phẩm đó, đặc biệt là năng lượng.
Ngành nông nghiệp thời gian tới cần tập trung vào tám nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, cần tăng cường liên kết, tạo ra chuỗi giá trị, thị trường, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả giữa trong và ngoài nước; sản xuất xanh, bền vững.
Cùng với đó, tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, chú trọng đến các chương trình, đề án về giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu; đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp…
Ngày xưa nói trồng lúa là phát thải khí nhà kính; chăn nuôi, thủy sản phát thải khí metan. Tuy nhiên, bây giờ với khoa học công nghệ như đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đề án thủy sản phát triển bền vững thì chữ “bền vững” đó chính là mục tiêu và giải pháp.
Ở Italia, việc trồng lúa luôn đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Tính bền vững là khẩu hiệu cho loại cây trồng có môi trường giàu đa dạng sinh học này. Ví dụ, các cánh đồng lúa ở miền bắc nước Ý là nơi cư trú của phần lớn các quần thể chim diệc châu Âu.
Tại Ngân hàng Mầm, Cơ quan Lúa gạo Quốc gia Italia bảo tồn những hạt giống của quá khứ, đây thực sự là một ký ức di truyền quốc gia, một ngân hàng "sống" được tạo thành từ hơn 1.700 giống gạo. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu ngày càng tăng, Cơ quan Lúa gạo Quốc gia Italia đã hỗ trợ sự tăng trưởng của toàn ngành lúa gạo thông qua việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới tốt hơn và có khả năng ích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường.
Từ những thông tin trên cho thấy, ngành nông nghiệp xanh đang được nhiều nước quan tâm và đặc biệt ngành trồng lúa hướng tới giảm phát thải để có thể xuất khẩu sang những nước tiên tiến là một hướng đi đúng đắn để nâng tầm lúa gạo. Và để thực hiện điều đó thì nhà nông cần thay đổi tập quán canh tác chuyển đổi dần việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ thay thế dần việc sử dụng phân bón hóa học một cách khoa học.
Quý bà con có thể tham khảo bộ sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Wokozim chuyên dùng cho lúa phun qua lá và Wokozim rải gốc được nhà nước Ấn Độ công nhận là sản phẩm xanh và được sử dụng trong sản xuất hữu cơ.
Bài viết có tham khảo tài liệu từ: https://nongnghiep.vn/ve-dep-nong-nghiep-lua-nuoc-o-dat-nuoc-hinh-chiec-ung-i377611.html
Bài viết được thực hiện bởi: bộ phận marketing- Phòng Nông Nghiệp- công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744
Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học
Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt
App: VTB GROUP