FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNLạc quan xuất khẩu thủy sản cuối năm

Lạc quan xuất khẩu thủy sản cuối năm


Nhờ sự phục hồi tích cực kể từ quý III vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2020 có thể đạt khoảng 8,4 tỷ USD và thị trường sẽ có nhiều triển vọng hơn trong năm 2021.

Thị trường đã khởi sắc hơn

Kể từ đầu quý III tới nay xuất khẩu thủy sản Việt đã phục hồi tích cực do nhiều thị trường nhập khẩu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cách ly xã hội. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký của VASEP - cho biết: Nếu như các tháng đầu năm 2020 xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng cá tra bị sụt giảm mạnh do tác động từ dịch bệnh thì tới nay xuất khẩu đã tăng tốc trở lại, trong đó mặt hàng tôm có sự tăng đột biến.

 

 

“Dù dịch bệnh vẫn còn diễn ra khiến tiêu thụ thủy sản ở các kênh nhà hàng, khách sạn sụt giảm nhưng bù lại các sản phẩm chế biến dùng ở nhà tăng lên. Từ đó giúp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua không bị ảnh hưởng nhiều. Thêm nữa, chúng ta đã có sự chuẩn bị sớm và có tiên lượng về khả năng Việt Nam vượt qua dịch nhanh nên doanh nghiệp trong ngành đã chủ động nguồn nguyên liệu để đón đầu phục hồi ngay sau dịch” - ông Hòe chia sẻ.

Trên thực tế, kể từ tháng 11 hàng năm là giai đoạn cao điểm của xuất khẩu thủy sản nên các doanh nghiệp đã chủ động nắm bắt thông tin thị trường và phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để không bỏ lỡ những đơn hàng xuất khẩu. Có thể kể tới như Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang đang xúc tiến thực hiện các đơn hàng cuối năm để vừa tăng lượng hàng hóa xuất khẩu vừa nâng thêm giá trị cho doanh nghiệp. Hay Tập đoàn Nam Việt (An Giang) mới đây đã công bố lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao để xuất khẩu sang thị trường EU, Nam Mỹ, ASEAN, Trung Quốc, Trung Đông… Nhờ sự đa dạng sản phẩm này, Nam Việt đang phấn đấu về đích với kim ngạch xuất khẩu cá tra từ 110-120 triệu USD trong năm 2020…

“Với sự phục hồi của thị trường gần đây, chúng tôi dự báo hết năm 2020, toàn ngành thủy sản sẽ xuất khẩu đạt khoảng 8,4 tỷ USD, giảm nhẹ so với kết quả của năm 2019”, ông Hòe cho biết thêm.

Thêm động lực từ nhu cầu thế giới tăng

Cùng với sự phục hồi tích cực trong 2020, các chuyên gia phân tích của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) kỳ vọng xu hướng nhu cầu hồi phục tiếp tục diễn ra trong thời gian tới khi tâm lý người dân dần quen với ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, lợi ích giảm thuế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu lên một mức mới (đặc biệt đối với sản phẩm tôm). “Dù hiện tại giá xuất khẩu thủy sản vẫn ở mức thấp song thời điểm tiêu cực nhất đã qua đi và tình hình sẽ trở nên khả quan hơn trong năm 2021”, - chuyên gia của BSC dự báo.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không chỉ lạc quan hơn vào tình hình thị trường trong năm tới mà theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), đến năm 2030 tiêu thụ thủy sản toàn cầu sẽ đạt mức 21,5 kg/người, tăng 18% (28 triệu tấn) so với năm 2018. Đáng chú ý, khoảng 71% lượng thủy sản làm thực phẩm trong năm 2030 (khoảng 183 triệu tấn) sẽ được tiêu thụ ở Châu Á. Đây được xem là động lực để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng tốt hơn sau dịch bởi nước ta vốn có thế mạnh về sản xuất, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Tuy nhiên, để ngành thủy sản có thể bứt phá tốt hơn, ông Hòe cho rằng, các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương cần cung cấp thông tin về các FTA cho doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời có những phản hồi kịp thời về thông tin thị trường cho doanh nghiệp, giúp họ có kế hoạch tiếp cận tốt hơn. “Chính phủ và các Bộ ngành đã vào cuộc rất quyết liệt trong việc triển khai giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội thông tin từ thị trường, điển hình là với các Hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay hiệp định EVFTA. Song chúng tôi cho rằng cần có sự xuyên suốt hơn trong thời gian tới để tạo đòn bẩy cho việc xuất khẩu vào thị trường khác ngoài những thị trường mà Việt Nam đã có các FTA”, ông Hòe đề xuất.

Nguồn: congthuong.vn

 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi