Liệu người nuôi tôm có thể tồn tại trong kỷ nguyên chi phí tăng cao và lợi nhuận giảm sâu?
Làm thế nào để những người nuôi tôm và những nhà cung cấp thức ăn có thể duy trì hoạt động nuôi trồng và sản xuất trong bối cảnh giá tôm chạm đáy mà chi phí sản xuất thức ăn đang ngày càng tăng cao? Đây sẽ là đề tài mấu chốt của nhiều cuộc thảo luận tại diễn đàn tôm toàn cầu trong thời gian sắp tới.
Sắp tới đây, sẽ diễn ra một Phiên họp về thức ăn, từ 11:15AM đến 5:00PM ngày 6 tháng 9. Phiên họp sẽ do Mr.Esther Luiten giám đốc thương mại của Hội Đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) chủ trì và được đồng chủ trì bởi Ronnie Tan, nằm trong ban cố vấn của Calysta và là nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản khu vực của Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch của Ronnie Tan, phiên họp sẽ tập trung thảo luận một số vấn đề nổi bật hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn cho tôm và nguyên liệu thức ăn.
Ronnie Tan cho biết: "Đối với ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, vấn đề số một là giá thức ăn chăn nuôi đang rất cao - kể từ đầu năm 2021, giá thức ăn cho tôm đã tăng 25%. Tuần trước, sau sự sụp đổ của Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, giá lúa mì đã tăng thêm 8% và tôi không thấy giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm trong tương lai gần".
Hiện tại, Lúa mì là một phần thiết yếu của thức ăn viên, thay vì thức ăn ép đùn và các dạng thức ăn mới phát triển gần đây chính là cơ sở cho bài phát biểu khai mạc phiên họp bởi Rabobank’s Carlos Mera. Điều này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các thành phần quan trọng trong công thức thức ăn cho tôm.
Thế giới hiện sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn tôm. Nếu lấy FCR trung bình là 1,6 thì đó là gần 9 triệu tấn thức ăn và phải cần rất nhiều nguyên liệu thức ăn khác cho sản lượng đó.
Ronnie Tan chia sẻ "Thế giới hiện đang sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn tôm. Nếu lấy FCR trung bình là 1,6 thì đó là gần 9 triệu tấn thức ăn và phải cần rất nhiều nguyên liệu thức ăn cho sản lượng đó".
Tiếp theo chương trình sẽ là các chia sẻ từ Ramakanth Akula, Giám đốc điều hành của The Waterbase, và Carlos Miranda từ Skretting về các đặc thù của quá trình sản xuất thức ăn theo khu vực cũng như những thách thức mà họ phải đối mặt ở Ấn Độ và Ecuador. Ông Tan lưu ý, trước đây những người lãnh đạo trong ngành đã có thể chấp nhận sự gia tăng giá thức ăn chăn nuôi trong vài năm qua, nhưng hiện tại điều đó có thể không còn đúng nữa.
Ông nói tiếp: "Giá tôm nguyên liệu giảm đi đáng kể, làm cho người nuôi đang phải đối mặt với biên độ lợi nhuận thấp. Các công ty thức ăn cần xem xét liệu khách hàng của họ có tồn tại được không, nếu không thì các công ty cũng không tồn tại được".
Làm sao thu hút tài chính để phát triển bền vững
Ronnie Tan giải thích, hiện tại hầu hết các công ty thức ăn đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu ổn định hơn, và việc này cuối cùng cũng dẫn tới phải cân nhắc chi phí. Ông đề xuất, để cho các sáng kiến trở nên thực tế hơn, cần phải chia sẻ mức tăng giá cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Ông nói thêm: "Hiện tại, biên độ lợi nhuận của thức ăn đã rất thấp. Nếu bạn nhìn vào sự khác biệt giữa giá tôm nguyên liệu và giá tôm bán lẻ ở châu Âu sẽ thấy có sự gia tăng lên đến 100%, vậy lợi nhuận đang về ai?".
Nội dung quan trọng của phần thứ hai thuộc chuyên đề thức ăn là phần chia sẻ của Michiel Franzen từ ASC, về tiêu chuẩn thức ăn và việc áp dụng trong các nhà máy được chứng nhận bởi ASC.
Bên cạnh những thách thức ngăn cản một số công ty theo đuổi các mục tiêu bền vững, sự xuất hiện của El Nino sẽ làm giảm sản lượng hiện tại của bột cá và dầu cá từ phía đông Thái Bình Dương. Điều này có khả năng dẫn đến sự tăng giá các nguyên liệu có nguồn gốc từ biển, đồng thời giúp cho các nguồn nguyên liệu khác bền vững hơn có cơ hội thay thế.
Đây có thể là kịch bản thay đổi cuộc chơi mà khu vực sản xuất các nguyên liệu mới đang chờ đợi. Hiện tại việc áp dụng các thành phần mới vào trong thức ăn còn rất chậm, nhưng tôi nghĩ rằng năm 2024 có thể đánh dấu một bước ngoặt.
Ronnie Tan dự đoán: "Nguyên liệu thức ăn mới không hề rẻ, ban đầu người ta phải bán với giá cao, vì chi phí cao và quy mô sản xuất nhỏ, nhưng đây có thể là kịch bản thay đổi cuộc chơi mà khu vực sản xuất các nguyên liệu mới đang chờ đợi. Hiện tại việc áp dụng các thành phần mới vào trong thức ăn còn rất chậm, nhưng tôi nghĩ rằng năm 2024 có thể đánh dấu một bước ngoặt".
Nội dung quan trọng của phần thứ ba thuộc chuyên đề thức ăn là đánh giá khả năng các nguyên liệu mới thay thế cho nguồn nguyên liệu từ biển hiện đang chiếm khoảng 12% trong thức ăn. Phần này có bài tham luận của Allan LeBlanc từ Calysta và Jesper Clausen, người sẽ nói về thức ăn tôm không chứa nguyên liệu từ biển mà công ty Hà Lan đã phát triển tại Việt Nam.
Phần này cũng sẽ đề cập đến các công nghệ cho ăn thông minh có thể giúp cho việc cho ăn hiệu quả hơn - một yếu tố rất quan trọng khi giá thức ăn tăng cao - sẽ được trình bày bởi Andrew Campbell của AQ1.
Vấn đề tín dụng có gặp rủi ro không?
Ronnie Tan lưu ý một vấn đề quan trọng khác có khả năng được đề cập trong phần thảo luận là sự gia tăng lãi suất trên toàn thế giới có gây nguy hiểm về tài chính cho các nhà máy thức ăn khi họ cho khách hàng thời hạn công nợ khoảng 30 đến 45 ngày.
"Khi lãi suất ngân hàng thấp, các công ty thức ăn dễ dàng cung cấp các ưu đãi cho khách hàng, nhưng hiện tại việc áp dụng các điều khoản ưu đãi là một rủi ro. Các công ty thức ăn cần đánh giá khách hàng nào đủ tốt để tiếp tục áp dụng ưu đãi, hoặc phải cân nhắc rút ngắn thời hạn công nợ. Nếu họ có một khoản nợ xấu, họ sẽ mất tiền", ông nhận xét.
Trong tình hình đó, khách hàng khó khăn về tài chính sẽ chuyển sang mua loại thức ăn có hàm lượng đạm thấp với giá thấp hơn.
"Với giá tôm nguyên liệu thấp như vậy, mọi người đang phải vật lộn để tồn tại", Ronnie Tan kết luận.
Nguồn: https://thefishsite.com/articles/can-shrimp-farmers-survive-an-era-of-record-costs-and-rotten-returns-ronnie-tan
Lượt dịch: KS. Ngô Trung Tín – Vinhthinh Biostadt Group
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542