FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNLợi ích của việc ương tôm dưới tác động của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS)

Lợi ích của việc ương tôm dưới tác động của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS)

Sự tiến bộ trong việc thiết kế hệ thống nhà ương giúp kéo dài thời gian ương, đạt sinh khối cao hơn và kích thước tôm sau ương lớn hơn bên cạnh đó kỹ thuật vận chuyển giúp duy trì sức khỏe của tôm tốt hơn. 

Sau nhiều năm bị tổn thất nghiêm trọng do dịch bệnh đốm trắng xảy ra (WSSV), mô hình ương là một ứng dụng thực tế phổ biến trong nuôi tôm thẻ ở Mexico. Trong hai năm gần đây, ở Nam và Trung Mỹ đã triển khai nuôi ba giai đoạn với các hệ thống ương Raceway tại khu vực ao trước khi thả vào ao nuôi thương phẩm, giúp tăng năng suất lên 20-30% và giảm chi phí sản xuất.

Thả tôm sau ương có kích cỡ lớn (thường là> PL45) thay vì tôm post nhỏ (PL10-12) vận chuyển trực tiếp từ các trại giống vào ao nuôi giúp giảm thời gian nuôi trong ao từ 20-30 ngày và tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm từ 10-30% . Ở Mexico và Châu Á, đây là một trong những chiến lược được sử dụng để giảm tác động của hội chứng bệnh chết sớm (EMS) bằng cách thả tôm cỡ lớn vào ao nuôi.

Hệ thống ương ba pha có lợi cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Các hệ thống ương có sự kiểm soát liên tục về điều kiện nước và sức khoẻ tôm. Tối ưu hóa và hiệu quả tốt hơn trong việc cho ăn. Mục tiêu là sản xuất ra tôm con mạnh hơn để thích nghi với môi trường ao nuôi. Điều này giúp đạt tỷ lệ sống tốt hơn trong những ngày đầu khi thả tôm vào ao nuôi và giảm thiểu sự tác động của các mầm bệnh. Các hệ thống ương cho phép xoay vòng ao nuôi nhanh hơn. Nhu cầu tôm post của nông dân sẽ tăng lên và trại sản xuất giống đạt doanh số nhiều hơn khi người nuôi có thể nuôi nhiều vụ trong năm.

Hệ thống cũng tận dụng lợi thế về khả năng tăng trưởng bù được biết đến ở Châu Mỹ với tôm thẻ chân trắng. Ở Mexico, tăng trưởng đạt 7-8 g trong 30 ngày đầu tiên trong hệ thống ương 3 pha so với 3-4 g đối với cách thả thông thường. Chi phí nuôi tôm lớn nhất là trong giai đoạn ao thương phẩm. Chu kỳ nuôi ngắn hơn có nghĩa là tiết kiệm được chi phí thức ăn và năng lượng.

Tuy nhiên, tất cả điều này chỉ có thể đạt được khi sử dụng công nghệ thích hợp và kiểm soát toàn bộ hệ thống. Trong các hệ thống ương xây dựng hoặc quản lý kém hiệu quả sẽ gây ra tỷ lệ sống thấp và những con tôm yếu sẽ được chuyển ra ngoài ao nuôi.

‘Trong sáu năm qua, các nhà sản xuất đã điều chỉnh hệ thống ương Raceway của mình với chi phí hiệu quả nhất để đạt sinh khối cao hơn’

Sự phát triển của hệ thống ương ở Mexico

Dịch bênh đốm trắng (WSSV) cùng với những hạn chế thời tiết ở địa phương (Mexico có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp) buộc nông dân phải thay đổi hệ thống của họ. Trong sáu năm qua, các nông dân đã và đang điều chỉnh hệ thống ương của mình với chi phí hiệu quả nhất để đạt sinh khối cao hơn. Với mật độ thả cao, các hệ thống này yêu cầu không thay nước để giữ tất cả các thông số ổn định. Điều kiện tiên quyết là các hệ thống lọc phải cực kỳ hiệu quả, tương tự như các hệ thống được sử dụng trong trại sản xuất giống. Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát chất lượng nước thì việc siphon cần phải được thực hiện thường xuyên. Mục tiêu là đàn tôm khỏe mạnh hơn trước khi chuyển đến ao.

Đã có một sự thay đổi hình dạng bể trong các hệ thống ương ở Mexico. Bể tuần hoàn từ 50m3 trong năm 2008 và đã phát triển thành bể ương Raceway 100m3 trong năm 2009 và sau đó là các hệ thống Raceway lớn hơn 500m3 vào năm 2011. Hiện tại, các bể chứa hình chữ nhật có kích thước từ 800 đến 1000m3 trong nhà kính hoặc nhà mái vòm.

Kiểm soát chất lượng nước và thức ăn

Tiêu chuẩn chính là kiểm soát chất lượng nước. Chế phẩm sinh học được áp dụng theo mục tiêu; ví dụ, đối với xử lý chất hữu cơ thì sử dụng 3 ppm chế phẩm sinh học cho mỗi 72 giờ. Trong trường hợp kiểm soát độc tố là 2-5 ppm mỗi 48 giờ và đối với các mầm bệnh trong nước là 2 ppm trong 72 giờ. Các tác nhân gây bệnh bên trong tôm thì sử dụng chế phẩm sinh học với liều 1-4 g / kg thức ăn. Tuy nhiên, các quy trình của chế phẩm sinh học khác nhau được điều chỉnh tùy thuộc vào sinh khối, chất lượng nước và điều kiện sức khoẻ đàn tôm. Mục tiêu là để duy trì các điều kiện tối ưu để giữ cho tôm khỏe mạnh để nó thể hiện tiềm năng tăng trưởng bù sau khi chuyển giai đoạn.

Trong trường hợp cho ăn, thức ăn có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và chất lượng tôm. Như vậy, cần nguồn thức ăn chất lượng cao hơn. Các nông dân thường không tuân theo bảng cho ăn. Thông thường, thức ăn có ít nhất 45% protein thô và thức ăn năng lượng cao được cho ăn sau mỗi 2 giờ. Lượng thức ăn được điều chỉnh tùy thuộc vào việc kiểm tra nhá (vó), chất lượng nước và tăng trưởng của đàn tôm.

Kỹ thuật vận chuyển

Điểm mấu chốt trong việc áp dụng các hệ thống nhà ương là việc thực hiện các kỹ thuật vận chuyển. Chú ý đến việc chuyển tôm con đến ao nuôi. Các kỹ thuật chuyển đầu tiên đã ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống. Đối với những khoảng cách ngắn đến các ao nuôi liền kề, 2 kg tôm con kích thước từ 0,4 đến 1g được đặt trong các thùng có kích thước 20 kg với nước bão hòa oxy. Thời gian vận chuyển tối đa là 5 phút và tỷ lệ chết trong quá trình vận chuyển dao động từ 5 đến 10%. Đối với khoảng cách dài hơn, 75 đến 180 con / lít hoặc 20-40kg tôm con sẽ được vận chuyển trong bể thể tích từ 1000 đến 2000 lít với nước bão hòa oxy; trong điều kiện vận chuyển như vậy, tỷ lệ chết trong quá trình vận chuyển dao động từ 5 đến 10%. Mức độ chết sớm trong ao có liên quan trực tiếp đến tình trạng của đàn tôm tại thời điểm chuyển ra ao thương phẩm và mức căng thẳng trong quá trình vận chuyển.

“Quá trình chuyển giao đã được thay đổi sao cho tôm con không ở ngoài nước lâu hơn 30-60 giây

Kể từ năm 2012, việc sửa đổi công nghệ vận chuyển đã dẫn đến việc sử dụng máy bơm để vận chuyển  hiệu quả hơn. Điều này làm giảm căng thẳng và tỷ lệ chết trong khi chuyển còn 3-5%. Quá trình vận chuyển đã được điều chỉnh sao cho tôm không ở lại nước lâu hơn 30-60 giây. Năm 2013, khoảng cách tối đa để chuyển bằng máy bơm đến ao nằm cách hệ thống ương khoảng 3 km. Khả năng vận chuyển với máy bơm là 15 kg / phút.

Việc chuyển sớm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong ao thương phẩm và điều quan trọng là tôm được chuyển vào buổi sáng, tối muộn hoặc vào ban đêm. Khi lập kế hoạch cho việc vận chuyển, nên kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tôm.

Giảm mật độ

Một phát triển gần đây ở Mexico là giảm mật độ thả xuống để đạt được trọng lượng cao hơn của tôm cũng như tỷ lệ sống sót cao hơn ở mô hình ương Raceway. Sinh khối đã đạt được là 6,9 kg / m3. Kết quả trung bình của trọng lượng và tỉ lệ sống tùy thuộc vào mật độ thả và số ngày trong ao ương Raceway được trình bày trong Bảng 1.



Dưới tác động của EMS và các hệ thống ương

Ảnh hưởng của EMS / AHPND ở Mexico đã trở nên trầm trọng. Sản lượng giảm 60% vào năm 2013, tương tự như ở Thái Lan. Nhiều vấn đề xảy ra hơn là do nguồn ấu trùng tôm post. Phần lớn người nuôi sử dụng cơ sở hạ tầng ương rộng lớn của họ và thay đổi chiến lược sản xuất bằng cách giảm mật độ thả và kéo dài ngày nuôi trong bể ương để kích cỡ tôm lớn hơn khi thả ra ao thương phẩm. Thời gian trong ao thương phẩm được rút ngắn thêm bằng cách thu hoạch tôm nhỏ hơn. Điều này đã trở thành một sự thay thế khả thi cho ngành công nghiệp Mexico, với giá tôm hiện tại và chu kỳ nuôi ngắn hơn cùng với FCR tốt hơn và các chi phí cấu trúc khác.

Một số ví dụ từ các trang trại ở ba địa điểm cho thấy sự thay đổi chiến lược này là một lựa chọn hợp lý vào năm 2014. Tôm post được thả trong bể từ 500 đến 1000m3 ở 0,6 đến 1,8 con / lít. Số ngày ương dao động từ 30-57 ngày để tôm đạt từ 3,5 đến 4,28g/con. Tỷ lệ sống cao ở mức 87 đến 90% và FCRs từ 1,4 đến 1,65 tùy theo ngày nuôi. Trong ao thương phẩm,tôm con 4g sẽ tăng lên 17g trong 30 ngày với mật độ 6 con / m2. FCR thấp ở mức 0,47 và tỉ lệ sống  đạt 85%. Trong ao nuôi khác, 4g/con đã tăng 10,4 g/con trong 14 ngày và FCR tích luỹ từ ương là 1,56 với tỷ lệ sống 95%.

Kinh nghiệm châu Á

Những kinh nghiệm từ Mexico đã được chuyển thành công đến một trang trại của Malaysia vào năm 2013-2014. Tôm post được thả trong ao ương từ 25-30 ngày để đạt kích cỡ 1-1,5g/con. Sau đó chúng được thả vào các ao nuôi thương phẩm với mật độ 70-80 con/ m2. FCR trong ao ương là 1,0-1,5 tùy thuộc vào thời gian ương. Trong ao nuôi thương phẩm, tôm nuôi đến 17-18g và FCR là 1,3. Tỷ lệ sống trong ao nuôi thương phẩm là 90-95%. Vẫn còn một số chỗ cần cải thiện như điều chỉnh chế độ cho ăn, các quy trình sử dụng chế phẩm sinh học và điều kiện nhiệt độ để đạt được tôm con lớn hơn trong giai đoạn ương và FCR tốt hơn trong ao nuôi.

Ở Thái Lan, đã có những kết quả khác nhau. Đã có thành công ở giai đoạn ương nhưng do tình trạng sức khoẻ của tôm trong quá trình vận chuyển nên kết quả không tốt ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Những ý tưởng thay thế đã được đưa ra như thả tôm vào gièo trong ao trong 30 ngày không có tiếp xúc với đất dưới đáy ao. Điều này được báo cáo là tránh EMS bùng phát. Một lựa chọn khác là dùng lưới vây 20-30% diện tích ao và thả tôm vào trong khu vực này và thả tôm ra toàn bộ ao sau 20 đến 30 ngày. Tuy nhiên với những cách làm này thì sự tăng trưởng bù lại không xảy ra vì tôm ở cùng một ao.

Ở Việt Nam, việc thực hiện các hệ thống ương bị cản trở bởi đầu tư và công nghệ thấp cũng như đảm bảo an toàn sinh học kém. Một thành công đã được báo cáo ở miền Trung Việt Nam nhưng sức khỏe đàn tôm kém khi sang nên không đem lại kết quả tốt trong ao nuôi thương phẩm. Tình trạng sức khỏe tôm không tốt do chất lượng nước kém từ việc sử dụng thức ăn không tối ưu ở giai đoạn ương.

Kết luận

Trong thời điểm đầy thách thức với sự xuất hiện của các bệnh mới và điều kiện môi trường bất lợi, ngành công nghiệp nuôi tôm cần thay đổi và sử dụng các công cụ mới. Vì tác nhân gây ra EMS / AHPND là Vibrio nên các hệ thống ương cho phép nông dân kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio ở một khu vực nhỏ hơn và giảm khả năng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Với giá tôm cao hơn khoảng 27% so với mức giá trước đó vào năm 2000 và sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới, các nông dân ở Châu Á nên sử dụng cơ hội này để đầu tư và sử dụng công nghệ mới đã được kiểm chứng trong tình trạng của họ hiện nay. Thay vì nghiên cứu lại, các nông dân nên áp dụng phương pháp của châu Mỹ Latinh và điều chỉnh nó cho Châu Á. Bằng cách này, chúng ta có thể thoát khỏi cách nuôi thủ công truyền thống sang phương pháp nuôi tôm bền vững có kiểm soát. Lợi ích của việc thực hiện nuôi tôm ba giai đoạn cũng phát triển dưới tác động của EMS / AHPND. Nó cải thiện năng suất và giảm chi phí mà không tạo thêm áp lực trong hệ thống sản xuất.

Ngày nay, giá đã giảm sớm hơn dự kiến nhưng vẫn ở mức hợp lý. Hai chi phí lớn nhất trong mô hình nuôi tôm là thức ăn và thời gian nuôi. Việc thực hiện các hệ thống ương này có tác động trực tiếp đến cả hai tham số do đó sẽ giúp nông dân giảm nguy cơ và cải thiện lợi nhuận của họ.


Nguồn: Fernando Garcia Abad, Aquaculture Asia Pacific – March/April 2015 Volume 11 Number 2 (trang 16, 17, 18 và 19)

Fernando Garcia Abad là Giám đốc Phát triển Kinh doanh Nuôi trồng Thủy sản tại Epicore Bionetworks Inc, Hoa Kỳ. Ông có hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Ông đã giữ các vị trí quản lý trong quy trình sản xuất tôm; tôm bố mẹ, trại giống và nuôi thương phẩm.

Bài báo này được trích từ một bài trình bày về "Ba giai đoạn trong các trang trại nuôi tôm: nó hoạt động ra sao và nó hoạt động như thế nào? Lợi ích dưới tác động của EMS / AHPND "được trình bày tại TARS 2014: 20-21 tháng Tám, Phuket, Thái Lan.


Người dịch: KS Châu Ngọc Sơn - Vinhthinhbiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi