Nuôi tôm trong điều kiện khắc nghiệt ở Ả Rập Saudi
Biến động Top các nhà xuất khẩu tôm lớn
Ông Gorjan Nikolik, chuyên gia ngân hàng Rabobank phản ánh “ Nếu nhìn vào lịch sử ngành tôm, Trung Quốc và Thái Lan là 2 cường quốc lớn vào thời điểm 15 năm trước. Tuy nhiên, dịch bệnh EMS bùng phát từ 2010 – 2013, vị trí cường quốc xuất khẩu tôm lớn bị thay thế bỡi Ấn Độ và kéo dài ít nhất 5 năm. Có thời điểm Ấn Độ cung cấp tới 60% tôm cho thị trường Mỹ. Sau đó, khoảng 1-2 năm trước, Ấn Độ phải vật lộn với chi phí sản xuất tăng và giá tôm thấp, Ecuador trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và hiện đang ép các nhà sản xuất Châu Á ra khỏi nhiều thị trường – Ecuador hiện đang có thị phần 60% ở Trung Quốc”.
Ông cũng lưu ý, mặc dù xu hướng chung hiện nay của nhiều công ty tư nhân là nuôi thâm canh nhưng bức tranh lớn hơn cho thấy đó không phải là chiến lược lâu dài.
Ông lập luận “ Theo quan điểm phân bổ nguồn vốn, đất đai là tài sản quan trọng nhất và nếu muốn tối đa hóa việc sử dụng tài sản đó thì phải tăng mật độ nuôi cao hơn trong cùng một diện tích. Tuy nhiên, có một yếu tố rủi ro về môi trường và an toàn sinh học nếu vượt qua giới hạn mà công nghệ & kỹ thuật cho phép, người nuôi có thể kiếm được tiền trong ngắn hạn nhưng có thể tự đặt mình vào tình trạng thất bại lâu dài hơn”.
Điều này cũng đúng với thực tế là các nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới có mật độ thả giống ngày càng thấp.
Nikolik nhận xét “ Trung Quốc và Thái Lan có mật độ thả nuôi bình quân 120 con/m2, Ấn Độ trung bình 75 con/m2, Ecuador trung bình 25 con/m2”.
Nuôi thâm canh dẫn đến dịch bệnh và tỉ lệ chết ngày càng tăng.
Ông giải thích thêm “ Nhà xuất khẩu tôm lớn Trung Quốc và Thái Lan được thay thế bỡi Ấn Độ do dịch bệnh EMS bùng phát. Và cuối cùng Ấn Độ bị thay thế bởi Ecuador vì tỉ lệ trang trại thất bại lên đến 40% do những thách thức liên quan đến an toàn sinh học. Rõ ràng là có sự không phù hợp giữa những gì họ đang làm và có thể làm vào thời điểm đó”.
Sức mạnh của thị trường bán lẻ
Cạnh tranh là bản chất của thị trường. Và có vẻ như nhiều nhà sản xuất chưa rút ra được bài học từ những câu chuyện về thành công sớm – họ đã phải vật lộn để duy trì tính cạnh tranh.
Ông Nikolik lưu ý rằng “ Đây là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao đến mức khi ai đó có mức chi phí sản xuất thấp hơn thâm nhập vào thị trường của bạn thì việc phục hồi sẽ rất khó. Một khi dịch bệnh xuất hiện, chi phí sản xuất liên tục tăng cao và thật khó để các nhà bán lẻ lớn cho bạn cơ hội thứ 2 và bạn phải trả chi phí nhiều hơn nữa. Đường cung tôm quá co giãn. Nếu bạn không tạo ra một sản phẩm tốt hơn & có chi phí thấp hơn thì bạn sẽ mất khách hàng”.
Rõ ràng là không có con đường duy nhất nào đảm bảo thành công trong nuôi tôm và các nhà sản xuất cần tìm – hoặc phát triển – một mô hình phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của họ.
Nikolik khẳng định: “Đối với tôi, vẫn chưa rõ điều gì là tối ưu cho ngành tôm và có lẽ không có một chiến lược nào phù hợp với tất cả”.
Nguồn: https://thefishsite.com/articles/what-shrimp-farming-model-is-going-to-ensure-long-term-success
Lượt dịch bởi: Phòng Marketing – Vinhthinh Biostadt group