FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMôi trường có thể giúp kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi thủy sản ở châu Á?

Môi trường có thể giúp kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi thủy sản ở châu Á?

Trường đại học Southampton (UK) đã tiến hành một dự án nghiên cứu mang tính chất quốc tế về việc làm thế nào để môi trường có thể giúp kiểm soát nguy cơ nhiễm bệnh trên cá và giáp xác trong ao nuôi ở Ấn Độ và Bangladesh.

Tham gia vào nghiên cứu này của trường đại học Southampton và viện Trung ương Nuôi trồng thủy sản Ấn Độ, có tất cả 9 thành phần đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học ở Ấn Độ, UK và Bangladesh.

Phát triển thủy sản bền vững đang từng bước được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm và xóa đói giảm nghèo. Nhưng việc này lại đang bị ngăn chặn do dịch bệnh bùng phát. Cho nên, mục đích của nghiên cứu này là tính toán điều kiện vật lí ao nuôi sao cho kiểm soát được dịch bệnh đang đe dọa đến sản lượng của 2 đối tượng thủy sản chính là giáp xác và cá (nước ngọt) trong nuôi trồng thủy sản ở châu Á.

Mặt khác, sản lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh đốm trắng (WSSV) xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu ước tính trị giá khoảng 8 - 15 tỷ đô la Mỹ.

Phó giáo sư - tiến sĩ Chris Hauton đang công tác tại trường đại học Southampton, thuộc bộ môn khoa học nghiên cứu Đại dương và Trái đất, đồng thời cũng là nhà đầu tư chính của công trình nghiên cứu này cho biết: "Hiện tại, ở trang trại chưa có phương pháp nào dùng để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Giải pháp tốt nhất hiện nay, theo chúng tôi, là làm thế nào để môi trường có thể kiểm soát được quá trình phát triển của mầm bệnh trong ao nuôi, nhằm giảm thiểu dịch bệnh bùng phát. Và nên đưa giải pháp này vào sổ tay hướng dẫn thực hành quản lí tốt nhất, giúp cho các biện pháp kĩ thuật mới sẽ được sử dụng trong tương lai."

Hiện nay có ít nhất 94 loài cá bị nhiễm hội chứng lở loét (EUS) gây ra do một loại nấm – tương tự như nhiễm nấm Aphanomyces invadans. Bangladesh thời kì 1988 - 1989 đã lỗ 4.8 triệu đô la Mĩ vì EUS.

Giáo sư  Pieter van West - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nuôi trồng thủy sản Quốc tế của trường đại học Aberdeen - cho rằng: "Đây là nghiên cứu mang tính quan trọng và sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích về EUS. Hơn nữa, bệnh này vẫn chưa lan truyền đến Nuôi trồng thủy sản ở châu Âu, nhưng là một loại bệnh mà chúng ta cần quan tâm vì hiện tại vẫn chưa có bất kì biện pháp kiểm soát nào”.

Các nhà nghiên cứu sẽ trao đổi thêm với người nuôi ở Ấn Độ và Bangladesh,  hướng dẫn phương pháp quản lí ao nuôi tốt nhất, xây dựng kĩ thuật mới nhằm phổ biến đến cộng đồng nông nghiệp trên khắp châu Á. Nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn về sự tương tác giữa vật chủ gây bệnh trên cả 2 loại bệnh này, nhằm phát triển kĩ thuật mới trong tương lai để giải quyết các bệnh dễ lây nhiễm trong ao nuôi. 

Nguồn: 
http://phys.org

Người dịch: KS LÊ HẢI QUỲNH - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi