FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcSẢN XUẤT GIỐNG CÁ, TÔMNgăn ngừa lây nhiễm bằng biện pháp vô trùng trong các trại tôm giống

Ngăn ngừa lây nhiễm bằng biện pháp vô trùng trong các trại tôm giống

Kiểm tra mẫu hàng ngày ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất tôm giống, có thể xác định mầm bệnh 1 cách nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện hệ thống an toàn sinh học

Chúng tôi đã học được các biện pháp và giao thức tăng cường an toàn sinh học trong một lần thăm trại tôm giống Biogerma tọa lạc tại Santa Paula, Salinas, Santa Elana, Ecuador. Trại giống tập trung tăng tính an toàn sinh học cho ấu trùng bằng các biện pháp ngăn ngừa và thực hành quản lý tốt. Với mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro, mầm bệnh và khả năng phát tán của chúng trong trại giống và các khu vực xung quanh.

Tuân thủ các biện pháp vệ sinh trong tất cả các giai đoạn sản xuất giúp trại giống tạo ra tôm con chất lượng. Một trong những biện pháp vệ sinh đó là tiệt trùng. Tiệt trùng là tiêu diệt tất cả vi sinh vật có khả năng gây bệnh bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.



Hình - 
Tăng cường an toàn sinh học trong trại giống bằng cách giảm thiểu tối đa các yếu tố rủi ro cũng như các mầm bệnh lây nhiễm, sự phát tán của chúng là chìa khóa thành công của ngành công nghiệp nuôi tôm tại Ecuador


Theo Alex Elghoul – người đứng đầu Phòng nuôi trồng thủy sản Quốc gia cho biết nhu cầu tôm con tại Ecuador khoảng 5.5 tỷ pl/tháng. Để đáp ứng nhu cầu này, các trại giống phải làm việc cật lực, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi. Gần đây, các trại giống Ecuador đang nỗ lực cải thiện các biện pháp an toàn sinh học từ trang thiết bị, bộ lọc nước, bộ phận điều khiển, ao nuôi, … cho đến các khía cạnh sinh học như mật độ ương, quá trình lấy mẫu.

Tổng giám đốc trại giống Biogemar – Walter Intriago cho rằng một trong những yếu tố giúp các trại giống thành công mỹ mãn là nhờ họ biết cách đầu tư để tạo ra tôm con chất lượng. Bên cạnh đó nâng cao năng lực cá nhân cũng quan trọng không kém.



Hình - Cơ quan sinh sản của tôm cái (Telicum)

Walter Intriago: “Không hẳn phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp tăng năng suất, mà cần phải giảm tải lực lên hệ thống sản xuất bằng các cách như kéo dài thời gian vệ sinh trước mỗi đợt ương. Thay vì tám ngày vệ sinh trại giống một lần thì nay rút ngắn thời gian lại thành bốn ngày một lần. Điều này sẽ giúp chúng ta khử trùng một cách triệt để hơn”.



Hình - 
Tất cả các trang thiết bị như xô đựng trứng, bể nuôi ấu trùng, vợt vớt ấu trùng phải được rủa với nước sạch và rửa qua clorine ít nhất một tuần một lần


Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ khoẻ mạnh

Tại trại tôm giống Biogemar, các đàn tôm bố mẹ khi được nhập về đều phải qua khu vực cách ly và được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào nhà tôm bố mẹ nhằm ngăn chặn mầm bệnh và loại bỏ tôm bệnh. Sau đó sẽ trải qua quá trình sàng lọc bằng cách chia thành các mẻ và phân bổ vào 14 bể khác nhau.

Milton Tomalá – quản lý nhà tôm bố mẹ: “Cải thiện đặc tính di truyền là cả một quá tình, do đó, chúng tôi phải theo dõi thường xuyên các lô tôm bố mẹ khi nhập về. Biogerma lưu giữ số liệu về chu kỳ sinh sản của mỗi mẻ tôm bố mẹ, điều này giúp chúng ta dễ dàng xác định được mẻ nào cho trứng và hậu ấu trùng tốt. Sau đó chúng tôi chọn ra những mẻ ấu trùng tốt để cho vào bể ương, khi chúng thành tôm trưởng thành, chúng tôi đưa vào khu trung tâm sản xuất”. Tỷ lệ tôm cái : tôm đực trong mỗi bể nuôi là 2:1. Thức ăn là sinh khối artemia, mực ống, sò Chile và thức ăn công nghiệp.

Về chất lượng môi trường nuôi, thông số quan trọng nhất cần được kiểm soát là nhiệt độ, nhiệt độ cần được duy trì 28oC, cao nhất là 34oC; vùng trung tâm bể được sục khí mạnh. Cần tạo ra một môi trường thuận lợi để tôm bố mẹ sinh sản tốt bằng cách thay nước hằng ngày, cường độ ánh sáng thấp và trên hết cần phải tránh xa mọi tiếng ồn.

Trong một tuần, tôm cái có thể sinh sản từ 200,000 đến 250,000 trứng trong thời gian từ ba đến bốn ngày tùy thuộc vào kích thước của tôm. Sau hai tuần đẻ trứng, chúng chính thức trở thành tôm bố mẹ thuần thục.

Một đàn tôm bố mẹ duy trì đẻ trứng trong khoảng 90 ngày, sau đó sẽ thay đàn tôm bố mẹ mới. Một hệ thống tuần hoàn khép kín cho phép lựa chọn tôm bố mẹ không nhiễm virus và ổn định về mặt di truyền.

Tomalá nhận xét “Khi giao phối, tôm đực phải mất ba đến bốn ngày tái tạo lại tinh trùng và sau đó mới tiếp tục giao phối lại với tôm cái. Khi gặp thời tiết bất lợi trong thời gian vài tháng, chúng sẽ ăn nhiều hơn bình thường và có vẻ như sau đó chúng sinh sản tốt hơn”.

Để duy trì mức độ sinh sản một cách tối ưu và tránh gặp phải những đàn tôm bố mẹ không đạt chất lượng, chúng ta cần phải kiểm soát số lượng trứng hằng ngày, hằng tuần.

Hằng ngày, các kỹ thuật viên và các nhà sinh học phải loại bỏ một số tôm mẹ đang ôm trứng và quan sát tỷ mỷ sự phát triển của tuyến sinh sản. Tôm cái được chọn được đưa sang bể mới bằng vợt tay đã được vệ sinh sạch sẽ, những con tôm cái đang ôm trứng còn lại sẽ được kiểm soát cẩn thận.

Phòng sinh sản phải được vệ sinh sạch sẽ để sẵn sàng tiếp đón tôm cái mang trứng. Thao tác phân chia bể chứa trứng của từng cặp tôm bố mẹ cực kỳ quan trọng. Điều này giúp quá trình truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề được dễ dàng hơn.

Trứng nên được rửa sạch khỏi phân tôm và đưa qua lưới lọc 200µ mesh (mesh là đơn vị đo theo quy ước của quốc tế có nghĩa là số lổ trên 1 inch. Một inch là 2.54cm), sau đó được đưa qua lại lưới 100 µ mesh, tất cả các thao tác phải giữ trứng trong nước. Trước khi được đưa qua khu vực ương, chúng được chuyển sang những cái xô để đánh giá lại số lượng và chất lượng. Tại khu vực ương, trứng sẽ được phân tán trên hệ thống lưới lỗ để tránh hiện tượng kết chùm với nhau. Dòng nước sục từ dưới lên giúp cung cấp oxy đầy đủ. Hệ thống ương phải được giữ tối, ngoại trừ đường ống trên nắp, nơi có dòng nước tuần hoàn liên tục.

Để biết Nauplii có chất lượng tốt hay không thường đánh giá sự di chuyển linh hoạt của chúng theo hướng ánh sáng trên nắp hệ thống, nơi có dòng chảy tuần hoàn liên tục. Trong khi nauplii chất lượng kém thường có xu hướng bám trên lưới lỗ mà không di chuyển linh hoạt.

Tomalá: “Chúng tôi phân ra cứ mỗi xô là 8-10 triệu nauplii. Sau mỗi ngày các xô sẽ được khử trùng và thay nước; nauplii được đưa đến khu dự trữ, nơi cũng có nhiệt độ 34oC”.



Hình - 
Tại khu vực rửa trứng và nauplii được đếm và phân ra thành mẻ trước khi được đưa đến khu vực nuôi ấu trùng

Chất lượng nước tại khu vực nuôi ấu trùng

Tại trại giống Biogemar, chu kỳ ương từ nauplii đến ấu trùng 12 là 20 ngày. Khi đã xác định được ngày ương, nước nuôi phải được xử lý đầu tiên, nhiệt độ được điều chỉnh đến 29oC và luôn duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức tối ưu. Thức ăn chính của nauplii khi về trại nuôi là vi tảo Tetraselmis, đồng thời nhiệt độ vẫn được giữ 29oC. Khi quá trình tiền biến đổi diễn ra, thức ăn được chuyển thành vi tảo Thalassiosira và nhiệt độ được tăng lên 33oC bằng hệ thống dàn ống xoắn gia nhiệt.



Hình - Bể nuôi ấu trùng được bao bọc bằng vật liệu nilon giữ nhiệt và ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm

Trại giống Biogerma có 24 bể nuôi ấu trùng, nhưng theo José Zambrano – quản lý khu vực nuôi ấu trùng - đánh giá mỗi một bể cho một năng suất khác nhau: “Mặc dù cùng xuất phát từ một mẻ bố mẹ, cùng chế độ ăn, cùng nguồn nước, cùng nhiệt độ ương nhưng mỗi bể ương là một thế giới khác nhau, vì mỗi ấu trùng không giống nhau, điều này lại nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng tôi”.

Kiểm soát quá trình chuyển hóa của ấu trùng là cả một sự cố gắng, kiên trì bởi cần phải phát hiện kịp thời sự phát triển bất thường của ấu trùng và loại bỏ các sự cố liên quan đến quá trình sản xuất như sục khí, chất lượng nguồn nước, dư lượng clorine, sự thiếu hụt thức ăn. Mỗi bể ương phải được vệ sinh cẩn thận sau mỗi lần ương. Có thể ngưng trong khoảng 12 ngày để tiến hành khử trùng.

Zambrano khuyên: “Cần kiểm soát vật chất hữu cơ trong ao vì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của động vật nguyên sinh và chúng sẽ bám vào mang tôm, khiến khả năng hô hấp của tôm giảm. Tảo chết và rơi xuống đáy bể cũng có thể dính vào mang tôm. Ấu trùng chỉ có thể lột vỏ khi chúng khỏe mạnh, ấu trùng yếu sẽ khiến quá trình biến hóa trì hoãn. Và tốt nhất là nên loại bỏ những ấu trùng yếu, bỏ ăn. Tuy nhiên, nếu có thể nhắm cứu vãn được khoảng 50% thì sau đó nên tính toán chi phí để quyết định có giữ lại mẻ ấu trùng đó hay không”.

Trại giống Biogemar gửi mẫu ấu trùng đến phòng kiểm tra bệnh lý ít nhất hai lần một tuần. Nếu phát hiện bất kỳ mầm bệnh nào, nhà sinh học buộc phải quyết định nhanh chóng cứu vãn hay loại bỏ mẻ ấu trùng đó. Ấu trùng được nuôi dưỡng trong 22 ngày, sau đó được chuyển ra ao nuôi.

Thách thức: ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào nguồn thức ăn trực tiếp cho ấu trùng


Vi tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu đối với ấu trùng. Chúng được nuôi trong môi trường nước biển tự nhiên có bổ sung một số chất dinh dưỡng như nitrate (NO3), photphate (PO4), khoáng vi lượng, vitamin và carbonic (CO2).



Hình - Vi tảo được nuôi trong những quy mô khác nhau đáp ứng nhu cầu thức ăn cho ấu trùng. Quy mô trung bình (trái), quy mô lớn (giữa) và quy mô công nghiệp (phải)

Theo Vicente Ricardo Rodríguez - thuộc bộ phận kiểm nghiệm bệnh lý: "Điều đầu tiên nên làm là ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào các khu vực nuôi trong trại giống bằng cách khử trùng cơ thể và mặc quần áo đã được khử trùng trước khi bước vào mỗi khu nuôi trong trại giống. Một trong những bước cơ bản tuân thủ điều kiện vô trùng là vệ sinh sạch sẽ các thiết bị thủy tinh, các bồn chứa phải được rửa sạch và khử trùng với xà phòng trung tính và acid pha loãng; sau đó sấy khô và diệt khuẩn dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất cao".

Trong phòng thí nghiệm của trại giống Biogemar, tảo Tetraselmis Thalassiosira được nuôi cấy, tách dòng trong cùng một môi trường cố định. Sau đó chúng sẽ được chuyển sang môi trường lỏng bổ sung các chất dinh dưỡng đã được khử trùng và diệt khuẩn, độ mặn 34 ppt. Quá trình nuôi dưỡng được lặp đi lặp lại và tăng dần về thể tích, mật độ tảo. Năng suất có thể đạt 50 tấn/ngày (25 tấn tảo 
Tetraselmis và 25 tấn tảo Thalassiosira).

Khi tăng thể tích nuôi, nên tăng cường độ ánh sáng và cường độ sục khí (có thể sục bằng không khí hoặc carbonic). Đồng thời nên pha loãng môi trường nuôi cấy với độ mặn 20 – 25 PSU nhằm tạo điều kiện tăng trưởng tốt nhất cho tảo.

Phòng ban kiểm nghiệm sinh học rất cần thiết cho mọi trại giống


Dịch bệnh là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chết ấu trùng, làm giảm đáng kể năng suất của các trại giống bởi khi phát hiện có sự hiện diện của mầm bệnh, đôi khi phải xả bỏ toàn bộ lô ấu trùng. Đó là lý do vì sao cần phải có phòng ban kiểm nghiệm, kiểm tra phát hiện mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, nội ký và ngoại ký sinh trùng, độc tố.

Phòng sinh học của trại giống Biogemar có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho phép phân tích, xác định mầm bệnh một cách nhanh chóng và chính xác như máy tách chiết DNA, máy PCR. Mery Yagual – quản lý phòng sinh học của trại giống Biogemar: “Thuốc thử dùng trong tách chiết DNA được chuẩn bị trong thiết bị lấy hóa chất đã được khử trùng và có tia UV. Thiết bị được chuẩn bị kỹ như vậy sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh lây nhiễm và giúp cho ra kết quả chính xác nhất có thể”. Phòng thí nghiệm của trại giống có thể phát hiện mầm bệnh gây bệnh chết sớm hay gan tuỵ cấp (EMS).



Hình - Phòng sinh học của trại giống Biogemar có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho phép phân tích, xác định mầm bệnh một cách nhanh chóng và chính xác

Tóm lại, một trại giống nên có một phòng sinh học cho phép kiểm tra mẫu ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, giúp phát hiện mầm bệnh lây nhiễm một cách nhanh chóng, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn.

Kết luận

Cần phải kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi xuất, áp dụng chặt chẽ quy định về an toàn sinh học, bao gồm ít nhất những điều sau:

- Tuân thủ quy định kiểm soát khách thăm quan trại giống
- Kiểm soát chất lượng nước
- Quy trình vệ sinh và khử trùng trại giống
- Quản lý nước thải, chất thải và vi sinh vật ngoại lại
- Quản lý kỹ thuật trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Biện pháp áp dụng trong những trường hợp bùng phát gây ô nhiễm môi trường
- Quy định xác định và kiểm dịch trên tôm

Người dịch: Kỹ sư Lưu Thị Hạnh - Công ty Vinhthinh Biostadt 

Nguồn:
 Shirley Suasnavas, Msc. Asepsis key to prevent contamination in shrimp hatcheries. Global Aquaculture Advocate, June, 2018. Page 1-9.
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi