Cùng với việc gia tăng sản lượng tôm thẻ, tiềm năng cho thị trường nội địa và xuất khẩu đã được thảo luận tại hội nghị lần thứ 9 của Philshrimp. Điểm yếu lớn nhất của liên kết các chuỗi cung ứng chính là lĩnh vực chế biến.
Philippine được biết tới đến nhà xuất khẩu lớn của tôm tự nhiên và tôm nuôi. Theo ông Albin M. Ganchereo, phòng thương mại và công nghiệp Philippine, mặt hàng buôn bán chủ yếu là tôm sú đông lạnh xuất đi thị trường Nhật Bản nhưng sản lượng đang giảm trong 4 năm qua. Trong năm 2009, sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản là 7.678 tấn, 6.911 tấn trong năm 2010, 6.857 trong năm 2011 và 4.219 trong năm 2012. Giá trị ước đạt trong năm 2012 là 43 triệu USD.
Những dữ liệu được trình bày bởi Chingling R Tanco, MIDA Trade Ventures International Inc, và giám đốc ủy ban nghề cá và nuôi trồng thủy sản – đơn vị chịu trách nhiệm trong việc dỡ bỏ lệnh cấm nuôi tôm thẻ chân trắng tại Philippine, cho thấy xuất khẩu sang Mỹ tổng cộng 2.468 tấn trong năm 2013, tăng hơn 100% so với năm 2012 là 1241 tấn. Trong quý đầu tiên của năm 2014, sản lượng xuất khẩu tổng cộng là 964 tấn và ước chừng sản lượng có thể gấp đôi 2013. Tỉ lệ của tôm thẻ chân trắng ước chừng là 75% trong năm 2013 và 94% trong đầu quý 1 năm 2014.
Trong cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh tôm trên thế giới, Fatima Ferdouse, Infofish, Malaysia cho thấy rằng có một sự sụt giảm nhẹ về nguồn cung từ năm 2012. “Sản lượng tôm tăng ở Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ không thể bù đắp được sự thâm hụt lớn ở Thailand, Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia. Gía tôm liên tục giữ kỉ lục cao trên thế giới cho tới đầu năm nay đã ảnh hưởng tới các thị trường tiêu thụ chính, Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Sự thâm hụt nguồn cung ở Đông Nam Á, thúc đẩy quá trình nhập khẩu liên vùng và và khu vực trong việc tiêu thụ sản phẩm nội địa. Gía tôm vẫn ở mức cao. Điều này làm giảm nhu cầu của 3 thị trường chính, Mỹ, EU và Nhật Bản”.
Fatima kì vọng về thị trường tôm quốc tế sẽ ít biến động trong năm 2014. “Đồng yen cao tiếp tục ngăn cản nhập khẩu vào Nhật Bản trong khi giá nhập khẩu giảm 30% từ năm 2013. Tuy nhiên, sản lượng hàng nhập khẩu vẫn cao tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong năm 2013, nhập khẩu tăng 34% ở Trung Quốc. Việt Nam nhập khẩu tôm từ Ecuador tăng 4 lần trong năm 2012 so với năm 2011. Trong năm 2014, sản lượng tôm nhập khẩu vào các quốc gia này vẫn cao”.
Trong suốt năm đầu tiên bắt đầu nuôi tôm thẻ năm 2009, thị trường nội địa có thể dễ dàng tiêu thụ một lượng hàng hóa nhỏ (4.500 tấn/năm) và nhu cầu tôm cỡ nhỏ (10-15g), nông dân có thể sản xuất được. Tuy nhiên, sản lượng đã leo dốc và các nhà sản xuất phải tìm thị trường cho sản phẩm tôm của họ ngoài thị trương tôm đông lạnh tại địa phương. Thông điệp tại hội nghị tôm Philippine lần thứ 9 tại Bacolod trong tháng 7 là ưu tiên cung cấp thị trường nội địa trước sau đó là phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Cuộc họp đã xem xét lại những chiến lược quảng bá hình ảnh tôm nuôi và giải quyết tình trạng khó khăn của chuỗi cung ứng.
Tiềm năng của thị trường nội địa
Gina Regalado, phó giám đốc marketing, INTAQ Foods Inc, phát biểu rằng, Philippine là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới với khoảng 100 triệu người. Thu nhập đang tăng cao thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm. Quốc gia đã thu nhận được 12% GDP từ kiều bào nước ngoài. Sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm sản xuất, được biết như những khu chế xuất, đóng góp khoảng 5% GDP. Có 2 động lực mở rộng ngành bán lẻ địa phương. Chi phí cho thực phẩm chiếm tỉ lệ nhiều nhất với khoảng 35% thu nhập ở Philippine. Qúa trình đô thị hóa đã thay đổi thị trường bán lẻ và là động lực làm thay đổi phong cách sống. Manila là thị trường lớn nhất của các sản phẩm thủy sản theo sau là Cebu.
Trong bài phát biểu về xu hướng phát triển thị trường tôm địa phương, Regaldo, một người kinh doanh tôm đáng tin cậy, đã đưa ra một số minh họa cụ thể cho chuỗi phân phối các sản phẩm tôm tươi và đông lạnh. Bao gồm thương lái, những đại lý bán lẻ, khách du lịch và các chợ. Gía bán niêm yết cho mức bán lẻ sẽ là từ 25% tới 30%. Trong chuỗi phân phối, tôm đông lạnh được vận chuyển bằng đường hàng không từ những vùng chế biến ngoài đảo Luzon. Phí vận chuyển cao và Regaldo nói rằng chi phí sẽ rẻ hơn khi nhập khẩu tôm từ Việt Nam từ Davao ở phí Nam, hơn là mang tôm đông lạnh từ Bacolod đến Manila.
Theo Regaldo, khoảng 15.000 tấn tôm sẽ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa hàng năm. Các siêu thị và các trung tâm thương mại là những nhà phân phối chính cho thị trường bán lẻ và cung cấp 20% cho giới trung lưu và thượng lưu Philippine. Những người dẫn đầu xu hướng về thương hiệu các sản phẩm địa phương bao gồm Puregold, SM, Robinsons và Rustans. Bên cạnh lượng hải sản được tiêu thụ bởi các trung tâm thương mại, còn có rất nhiều đầu ra nhỏ. “Thị trường horeca địa phương bao gồm các cửa hàng thức ăn nhanh, có sản phẩm tôm trong thực đơn, đã nhập khẩu nguồn tôm đông lạnh. Có một sự tăng nhanh số lượng các nhà hàng như vậy với nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm các hợp đồng cung cấp 3-6 tháng, chất lượng thích hợp, kích thước đồng nhất và được phân phối hàng tuần. Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất cần phải chế biến và bảo quản các sản phẩm” – ông Regaldo phát biểu.
“Chất lượng của sản phẩm cung cấp cho các trung tâm thương mại và thị trường horeca bây giờ vượt xa những sản phẩm tôm đông lạnh mà chúng ta có thể cung cấp hiện tại cho các đại lý và thị trường bán lẻ. Phạm vi đa dạng từ những sản phẩm tôm đông lạnh rời nhanh (IQF) hoặc đông lạnh nguyên khối (HOSO) hoặc bỏ đầu (HLSO) hoặc tôm lớn cho những nhà hàng chất lượng cao và rất nhiều dạng sản phẩm tôm bóc vỏ đông lạnh nhanh cung cấp cho các siêu thị. Có những tiêu chuẩn nhất định về bao gói: tôm cần được bao gói chân không, hoàn thiện với nhãn mác có thông tin rõ ràng về dinh dưỡng, mã vạch, ngày sản xuất và ngày hết hạn. Có một nhu cầu về sản phẩm tôm chất lượng cao nobashi, dạng sản phẩm ở cỡ 11g, 13g, 15g và 18g được bỏ ruột và giữ nguyên đuôi (PDTO) xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản để phục vụ những bữa tiệc buffet và thậm chí là các siêu thị. Nếu các nhà sản xuất đã chuẩn bị sẵn sàng, sẽ tiết kiệm cho các nhà hàng và siêu thị trong khâu chuẩn bị”.
Xuất khẩu sản phẩm tôm Philippine
Các nhà sản xuất và xuất khẩu từ Philippine đang quen thuộc với thị trường Nhật Bản, đó là đối tác chính trong 35 năm qua. Trong bài phát biểu về thị trường Mỹ và EU, Tanco nói rằng thị trường Mỹ đang có được giá ổn định và sản lượng lớn cho tôm thẻ chân trắng. EU là thị trường lớn nhất với nhu cầu 780.000 tấn hàng năm tuy nhiên có những tiêu chuẩn và chỉ tiêu kĩ thuật khác nhau. Với sự khác nhau về các tiêu chuẩn trong 27 nước EU sẽ dẫn đến công tác hành chính là khổng lồ. Các chỉ tiêu EU phải được phê chuẩn bởi một số lượng các nước EU. Nga là một thị trường tiềm năng tuy nhiên không phản hồi lại nhu cầu của các nhà nhập khẩu.
“Tổng quát lại, trước khi chúng ta có thể bắt đầu xuất khẩu, những thách thức là giá cả, an toàn thực phẩm, sự ổn định môi trường và trách nhiệm xã hội. Cũng có vấn đề về truy xuất nguồn gốc đối với EU và thị trường cao cấp Mỹ, chỉ có 88 trại được BFAR (văn phòng quản lý nguồn lợi thủy sản Philippine) cấp chứng nhận sản xuất tôm thẻ chân trắng và 111 trại đối với tôm sú. Cả hai thị trường đều muốn tăng trưởng cần yêu cầu chứng nhận của bên thứ 3 như là một yêu cầu quan trọng đối với người bán lẻ. Một số chứng nhận (của nhà nước) là không đủ. Đối với thị trường EU, dán nhãn yêu cầu 8-12 ngôn ngữ. Đối với thị trường Mỹ, yêu cầu chứng nhận BAP 1-2 sao và một số chứng nhận BSCI (trách nhiệm đối với xã hội)”.
Trong thị trường EU, Philippine có ưu thế GSP (chương trình ưu đãi tổng quát) và sớm sẽ được chứng nhận GSP+ để cạnh tranh với Thailand và Malaysia đang đối mặt với vấn đề áp thuế 12% trong tháng 1/2014. Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng được ưu đãi áp thuế 0% do thỏa thuận song phương Philippine – Nhật Bản. Một số sản phẩm tiêu biểu, Tanco liệt kê gồm tôm tươi bỏ đầu, bỏ chỉ lưng; tôm tách vỏ, nấu nhanh và giữ nguyên đuôi cho thị trường Mỹ và tôm tách vỏ, giữ nguyên đầu hoặc nguyên con chế biến cho thị trường Pháp và Tây Ban Nha.
Liên kết mạng lưới chế biến
Mặc dù sản lượng đã tăng, nhưng lĩnh vực chế biến chưa phát triển song hành. “Có quá ít những kế hoạch hoặc năng lực sản xuất quá hạn chế. Năng suất là 3 tấn/ngày. Một số trang thiết bị quá cũ và không hiệu quả. Thiết bị IQF hoặc quá ít hoặc quá mới. Hoàn toàn không có khả năng gia nhiệt. Các nhà sản xuất sử dụng quá ít công nhân, được sử dụng chủ yếu để gia công hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong sản xuất gia công tôm thẻ chân trắng cần ít nhất 300-500 công nhân để có thể sản xuất 5-10 tấn sản phẩm mỗi ngày. Chứng nhận của bên thứ 3 chưa được hiểu kĩ càng. Chính phủ bảo thủ về hệ thống các chứng nhận và gây khó khăn cho nông dân; với những chứng nhận như GMP và HACCP phức tạp hơn rất nhiều tiêu chuẩn EU. So sánh với Ấn Độ đã phát triển đông lạnh IQF một vài năm trước, Philippine vẫn tập trung vào lạnh đông khối.
Tanco quay trở về thông điệp sản xuất đình trệ của ngành chế biến của địa phương. “Chuỗi cung ứng là nông dân – người sản xuất – thị trường và chúng ta phải làm việc cùng nhau. Khi sản lượng tăng, lĩnh vực chế biến phải cùng phát triển theo, mặc cho đó là sản phẩm tiêu thị nội địa hoặc xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nội địa không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm đông lạnh với nhu cầu giới hạn. Các nhà sản xuất ở Visayas phụ thuộc vào các nhà chế biến khi chi phí là 30-50 peso/ kg để vận chuyển tôm đến Luzon. Số lượng và vị trí của các cơ sở chế biến và các kho bả quản lạnh nhỏ và còn phải chia sẻ với thịt và gia cầm. Chỉ có một cơ sở chế biến tôm uy tín hoạt động tại khu vực General Santos”.
Regalado nói: “Các nhà sản xuất cần tăng sản lượng trước và sau đó giải quyết vấn đề 1 vụ/năm và dịch bệnh phát sinh. Các nhà chế biến cần phát triển khả năng sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng để cung cấp cho thị trường địa phương”.
Một cách tóm tắt, Tanco nói: “Mặc dù chúng tôi có một số kế hoạch mới trong năm 2014, việc hỗ trợ công nghiệp chế biến cũng quan trọng như phát triển ngành chăn nuôi. Như vậy, BFAR và PhilShrimp nên nhận sự trợ giúp của DTI phát triển ngành thủy sản. Điều đó bao gồm hỗ trợ vốn, miễn thuế nhập khẩu thiết bị và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chính phủ nên giải quyết những vấn đề về an toàn thực phẩm, môi trường và trách nhiệm xã hội, áp dụng các phương pháp chế biển thủy sản hiện đại. Họ cũng khuyến cáo các bên trung gian chứng nhận chất lượng nguồn nước, đất, trại giống và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc. Lĩnh vực chế biến thủy sản nên được tổ chức lại và cộng tác với nhau để chỉ ra các vấn đề trên. Đó là cách duy nhất để chính phủ có thể lắng nghe họ”.
Nguồn: AQUACULTURE ASIA PACIFIC - THÁNG 9 - 10/2014
Người dịch: KS ĐỖ NGỌC TUẤN - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT