Ngoài những sinh vật biển vốn “quen mặt” với chúng ta, dưới đại dương thẳm sâu còn là nơi sinh sống của muôn vàn loài sở hữu ngoại hình độc đáo và màu sắc đa dạng chắc hẳn sẽ khiến bạn thích thú khi được ngắm nhìn.
Nếu chuyện khám phá tất tần tật thế giới đại dương quá khó khăn, bạn có thể dạo quanh một vài khu vực biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nổi bật của những sinh vật biển đầy màu sắc dưới đây:
Cá hề và cỏ chân ngỗng được biết đến là một đôi bạn thân ở đại dương. Không quá khó để bắt gặp cảnh tượng những chú cá hề nấp mình trong những xúc tu của cỏ chân ngỗng bởi đây chính là nơi trú ẩn bảo vệ cá hề và trứng của chúng khỏi kẻ săn mồi. Ngược lại, nhờ cá cá hề mà những loài cá ăn cỏ chân ngỗng chẳng dám bén mảng đến gần.
Với thân hình bé nhỏ, cá hề được chú ý nhờ màu sắc nổi bật là những sọc màu với ba màu chủ đạo và vàng cam, đen và trắng. Còn cỏ chân ngỗng cũng là một sinh vật có rất nhiều màu sắc khác nhau.
Cá hề
Có lẽ nhiều người biết đến cá bắp nẻ xanh với tư cách là loài cá đã trở nên nổi tiếng sau 2 phần phim “Đi tìm Nemo” nổi tiếng của Disney. Ngoài ra, trong giới yêu thích cá cảnh, cá bắp nẻ xanh không còn là một loài cá xa lạ.
Chúng được nhiều người yêu thích và săn đón bởi loài cá này sở hữu màu sắc rất nổi bật, đó là xanh dương, vàng và đen. Song, việc chăm sóc tốt cá bắp nẻ xanh đòi hỏi những yêu cầu và kỹ thuật nuôi khá khắt khe ở người nuôi.
Tôm bọ ngựa hay còn được gọi với cái tên là tôm tít công vì vẻ ngoài đặc sắc của chúng rất dễ làm chúng ta liên tưởng đến sự xinh đẹp của một giống loài đa màu sắc như chim công.
Loài tôm này “trang trí” cơ thể nhỏ bé nhưng hết sức khỏe mạnh của mình bằng các tone màu nóng như đỏ, cam, xanh dương và xanh lá cây.
Do có ngoại hình đặc biệt nên tôm bọ ngựa cũng rất nổi tiếng trong giới đam mê cá cảnh.
Tôm bọ ngựa
Hải long lá là một loài cá có thân hình uốn lượn rất giống một con vật huyền thoại, đó là rồng.
Khi nhìn chúng, đôi lúc bạn sẽ nhầm lẫn chúng là một chiếc lá. Tuy nhiên, nhờ điều này nên hải long lá có thể ngụy trang tài tình trước những kẻ thù.
Về màu sắc, hải long lá cũng sở hữu màu khá giống một chiếc lá khi không còn tươi, thường là màu vàng, nâu hay màu olive.
Sứa mũ hoa là sinh vật khiến nhiều người đôi lúc không biết nên gọi chúng là thực vật hay động vật bởi chúng tựa những bông hoa xinh đẹp với màu sắc rực rỡ di chuyển khắp đại dương.
Mang vẻ đẹp mong manh là thế, nhưng sứa mũ hoa không hề yếu đuối chút nào. Để có dinh dưỡng nuôi thân, chúng thường sử dụng những xúc tu của mình để bắt và cắn những con cá nhỏ.
Sứa mũ hoa
Cá trạng nguyên được mệnh danh là loài cá đẹp nhất thế giới. Ở Việt Nam, tên gọi của loài cá này bắt nguồn từ ngoại hình sặc sỡ của chúng rất giống những trang phục của trạng nguyên ngày trước.
Điều đặc biệt là cá trạng nguyên không có vảy bao phủ khắp thân nhưng bù lại chúng có lớp áo đa sắc màu là xanh dương, xanh lục, đỏ cam cùng những hoa văn đường sóng lượn hết sức nổi bật.
Được biết đến là loài sâu biển nhỏ có hình dáng như cây thông Giáng sinh và có độ phân bố rộng khắp ở các vùng biển nhiệt đới trên thế giới.
Dù có tên là “giun” hay “sâu” nhưng sinh vật biển này không thể chuyển động mà chỉ có thể gắn chặt vào thể nền của mình suốt đời do thiếu mất bộ phận phụ dùng để di chuyển.
Những “cây thông Giáng sinh mini” này vừa đáng yêu, vừa rất nổi bật ở đại dương nhờ vào màu sắc đa dạng, bắt mắt như: Vàng, xanh dương, cam, đỏ,...
Tảo Noctiluca scintillan là một loài tảo giáp có khả năng hết sức đặc biệt là phát quang sinh học ở dưới nước. Vào ban đêm, tập hợp những cá thể tảo này có thể làm sáng rực cả một góc trời.
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ảo diệu này, bạn có thể đến một số vùng biển như Việt Nam, Trung Quốc, Hà Lan và nhiều khu vực khác.
Dù đẹp như thế, nhưng tảo Noctiluca scintillan lại rất có hại. Khi tích tụ ở mật độ cao amoniac rồi giải phóng vào môi trường nước nên chúng có thể gây ra tình trạng cạn kiệt oxy và giết chết nhiều sinh vật tại khu vực đó.
Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa sắc màu từ một số sinh vật biển này, hy vọng bạn sẽ có thêm góc nhìn mới về sự muôn màu, muôn vẻ của thế giới đại dương. Từ đó, nuôi dưỡng thêm tình yêu cũng như có thêm nhiều hành động nhằm bảo vệ môi trường biển.
Nguồn : tepbac
HOTLINE0912.889.542