Sản lượng tôm của Ecuador dự kiến tăng so với 2015, Thái Lan đang trong quá trình phục hồi sản lượng sau EMS. Sản lượng tôm của Ấn Độ và Việt Nam có thể giảm.
Sản lượng tôm năm 2016 dự kiến tương đương năm 2015 và tăng mạnh trong năm 2017 chủ yếu nhờ sản lượng Thái Lan tăng do cải tiến kỹ thuật nuôi. Sản lượng ở châu Á nói chung có thể đạt 4 triệu tấn năm 2017.
Bệnh EMS trên tôm có thể xuất hiện ở khu vực châu Mỹ, bao gồm cả các khu vực chưa từng xảy ra dịch bệnh. Việc này có thể làm ảnh hưởng tới tăng trưởng sản lượng ở các khu vực khác trên thế giới.
Nhu cầu thủy hải sản đang tăng với mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người khoảng 20kg/người/năm và con số này đang tiếp tục tăng. Năm 2015, châu Á sản xuất 89% nguồn cung thủy hải sản thế giới trong khi châu Mỹ chiếm khoảng 11%.
Thế giới sẽ cần khoảng 260 triệu tấn thủy sản năm 2030, do vậy cần phải có thêm 140 triệu tấn nguồn cung mới. Ấn Độ là một số ít các khu vực trên thế giới có thể triển khai các vùng sản xuất mới như khu nuôi tôm ở các bang như Bengal, Gujarat và Orissa.
Hiện tôm được nuôi ở 50 nước trên thế giới và các khu nuôi tôm mới cũng đang được hình thành ở Ả Rập Saudi.
Hiện thế giới sản xuất được khoảng 4 triệu tấn tôm với 1,7 triệu tấn đến từ châu Á. Châu Mỹ sản xuất khoảng 644.000 tấn. Ngành nuôi tôm tại đây thu được khoảng 12-15 tỷ USD mỗi năm và tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 2,5 triệu người.
Các nhà sản xuất ở châu Mỹ có xu hướng sản xuất tôm cỡ lớn hơn ở châu Á, họ cũng có nhiều cơ hội sản xuất các sản phẩm tôm giá trị gia tăng.
Theo dự báo mới nhất từ Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu, sản lượng tôm thế giới dự kiến tăng 2016 và 2017 nhờ tăng trưởng sản lượng ở cả Ecuador và Thái Lan. Sản lượng thế giới dự kiến tăng 7,7% hàng năm trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 và đạt trên 4,5 triệu tấn.
Báo cáo chỉ ra, Indonesia phục hồi mạnh nhất ở châu Á với sản lượng dự kiến 800.000 tấn năm 2017 so với trên 300.000 tấn ở Thái Lan.
Tuy nhiên, hội thảo thị trường thủy sản toàn cầu năm nay ở Miami, Florida lại dự đoán sản lượng tôm năm 2016 không tăng và đạt khoảng 3,5 triệu tấn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi kìm hãm đà tăng trưởng sản lượng ở Ấn Độ và Indonesia.
Nguồn: vasep.com.vn