Sự gia tăng ngoạn mục về sản lượng tôm ở Ecuador trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về công nghệ, đặt ra câu hỏi về những giới hạn. Giới hạn sản xuất của các ao lớn thường được sử dụng trong nuôi tôm trong nước là bao nhiêu? Có bao nhiêu trang trại có thể được xây dựng và vận hành trong một khu vực cụ thể? Quỹ đạo tăng trưởng bền vững cho nghề nuôi như thế nào?
Sức tải của ao nuôi tôm có thể được định nghĩa là số lượng (hoặc sinh khối) tôm tối đa có thể được nuôi trong ao trong giới hạn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái sẵn có, mà không gây ra một số thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng nước. Khái niệm này được hiểu là một yếu tố giới hạn nào đó của ao sẽ tạo ra rào cản không cho sinh khối tôm vượt quá một khoảng giá trị nhất định. Sức tải có thể được xác định theo mật độ thả, mật độ sinh khối hoặc tốc độ cho ăn hàng ngày.
Mật độ thả giống là một yếu tố rất quan trọng đối với người nuôi vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nước, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe, tỷ lệ sống và sản lượng. Một số cân nhắc khi lựa chọn mật độ thả giống bao gồm hiện trạng và đặc điểm của cơ sở hạ tầng của hệ thống ao nuôi, sự biến động theo mùa vụ, lịch sử hiệu quả của ao, kinh nghiệm của nhà sản xuất và sức tải của ao.
Mật độ nuôi tăng tạo ra áp lực cho môi trường ao nuôi. Khi mật độ thả giống tăng lên, chất lượng môi trường ao nuôi (nước và đất) sẽ thay đổi. Ở mật độ thả thấp, chất lượng nước và đất tốt và ở mức an toàn trên ngưỡng tới hạn. Khi mật độ tăng lên tới một mức nhất định, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể, chất lượng môi trường của ao thay đổi nhanh chóng - đạt tới mức giới hạn tại đó chất lượng môi trường nhanh chóng suy giảm, làm tôm bị căng thẳng và giảm năng suất.
Các yếu tố gây căng thẳng cho tôm, chẳng hạn như nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ nitrite và sulfide cao, biến động nhiệt độ và pH, có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Do đó làm giảm tỷ lệ sống và cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến tăng hệ số chuyển hóa thức ăn, làm giảm năng suất và lợi nhuận chung. Ở mật độ thả nuôi rất thấp, yếu tố chính giới hạn sức tải của ao nuôi là nguồn thức ăn tự nhiên. Trong ao nuôi có cho ăn, yếu tố giới hạn sức tải là nồng độ oxy hòa tan. Đặc biệt, thách thức kỹ thuật chính liên quan đến việc cung cấp oxy cho ao nuôi tôm là vận chuyển oxy từ bề mặt, nơi oxy được tạo ra bởi quá trình quang hợp của tảo hoặc được bổ sung bằng sục khí cơ học, đến đáy ao, nơi tôm thường sinh sống nhất. Khi mật độ thả giống tăng lên, sức tải tăng theo từng bước tùy thuộc vào công nghệ và các yếu tố đầu vào sử dụng cho ao nuôi, cho đến khi các yếu tố bên ngoài khác xuất hiện giới hạn sức tải của ao.
Oxy
Nồng độ oxy hòa tan đã được chứng minh chính là yếu tố giới hạn sản lượng tôm trong các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh. Tốc độ hô hấp tối đa của tôm - một chỉ số về khả năng tăng trưởng , tối đa ở khoảng 6 mg/L.
Do đó, ở bất kỳ nồng độ oxy hòa tan nào thấp hơn mức tối đa này, khả năng tăng trưởng của tôm sẽ giảm vì tôm phải giảm tốc độ hô hấp để thích ứng với nồng độ oxy hòa tan thấp. Vì lý do này, nhiều người nuôi ở châu Á tăng cường sục khí để duy trì nồng độ oxy hòa tan cao một cách liên tục. Trong ao nuôi tôm phú dưỡng, nồng độ oxy hòa tan dao động nhiều giữa ngày và đêm do tác động của quá trình quang hợp của tảo (vào ban ngày) và hô hấp của toàn bộ quần thể sinh vật (vào ban đêm) trong ao. Sự biến động nồng độ oxy hòa tan như vậy sẽ gây căng thẳng cho tôm, dẫn tới làm giảm tỷ lệ sống. Chất lượng nước ổn định với nồng độ oxy hòa tan khoảng 5-6 mg/L là điều mong muốn để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và sử dụng thức ăn hiệu quả.
Kích thước ao
Xây dựng ao lớn (5 đến 10 ha) rất phổ biến ở Ecuador là một quyết định hợp lý dựa trên chi phí xây dựng. Chi phí xây dựng ao lớn trên một hecta thấp hơn so với ao nhỏ. Tỷ lệ diện tích mặt nước so với diện tích đất chiếm dụng cũng lớn hơn ở những ao lớn. Một trong những sự hạn chế gắn liền với việc sử dụng ao lớn là mức độ quản lý kiểm soát chất lượng nước và các khía cạnh sản xuất khác, dẫn đến sức tải thấp hơn so với ao nhỏ hơn.
Một ao nuôi tôm lớn “bình thường” thả với mật độ 10-15/ không sục khí có sức tải khoảng 680-1,150 kg/ha. Nếu sục khí với công suất 2-4 hp/ha, năng suất có thể đạt 1,600- 3,200 kg/ha. Tăng mật độ thả giống lên khoảng 25 con/ , với công suất sục khí 2-4 hp/ha và các yếu tố công nghệ khác (ao ương, máy cho ăn tự động, chất lượng tôm giống, thức ăn chất lượng cao), có thể đạt sức tải 2,500-4,000 kg/ha. Giới hạn trên đối với các ao lớn thả nuôi với mật độ 25-30/ có lẽ là khoảng 4,500 kg/ha, với điều kiện sục khí liên tục ở mức 5-6 hp/ha và thay nước khoảng 10-20% mỗi ngày trong giai đoạn cuối vụ. Về mặt kỹ thuật có thể đạt được năng suất 6,000-6,500 kg/ha với sục khí liên tục ở tốc độ 10 hp/ha nhưng hiệu quả của mức sản xuất này vẫn còn nhiều nghi vấn. Giá trị trong Bảng 1 là kết quả từ thực nghiệm trong điều kiện thực tế ở các ao nuôi thương phẩm.
Đối với mức sản lượng 4,500-7,000 kg/ha, tốt hơn nên đầu tư sửa đổi cơ sở hạ tầng ao nuôi để giảm quy mô ao xuống 1-2 ha hơn là cố gắng ép sức tải đến mức này cho các ao lớn. Năng suất vụ nuôi trung bình ở các nước sản xuất tôm khác - Ấn Độ (3,450 kg/ha), Việt Nam (5,580 kg/ha), Thái Lan (6,350 kg/ha) và Indonesia (10,000 kg/ha) - thu được từ các ao nói chung <1ha. Thâm canh cũng dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng đất, nước và năng lượng.
Trong các ao có diện tích 5 đến 10 ha với máy cho ăn tự động, ao có thể được hình thành như một ao kết hợp thâm canh-quảng canh, với các khu vực cho ăn tương đối nhỏ được bao quanh bởi các khu vực quảng canh rộng hơn nhiều để xử lý chất thải. Sức tải có thể tăng lên vì tần suất cho ăn cao có nghĩa là lượng chất thải được phân bổ ở mức thấp hơn nhưng trong thời gian dài hơn trong ngày, cho phép các quá trình xử lý tự nhiên của ao nuôi theo kịp lượng chất thải. Trong các ao có máy cho ăn tự động, việc cung cấp oxy cho khu vực cho ăn có thể là yếu tố hạn chế. Do đó số lượng, vị trí và vận hành của hệ thống cấp khí là rất quan trọng. Cần nhiều công đoạn để tối ưu hóa quản lý chất lượng nước ở các khu vực cho ăn. Sức tải của ao có máy cho ăn tự động có thể được biểu thị bằng số lượng máy trên hectar và hoặc khối lượng tôm trên một máy cho ăn.
Về việc lựa chọn kích thước ao, vấn đề chính cần cân nhắc là chi phí xây dựng, chi phí này sẽ thấp hơn với ao nuôi lớn. Các ao nhỏ, đặc biệt là những ao trải bạt, cho phép kiểm soát chất lượng nước tốt hơn so với ao lớn, đặc biệt là nồng độ oxy hòa tan, so với các ao lớn. Nếu đảm bảo, quá trình nồng độ oxy hòa tan 5-6 mg/L có thể được duy trì liên tục, tối đa hóa khả năng tăng trưởng và giảm thiểu căng thẳng cho tôm. Tuy nhiên, ở mật độ nuôi cao tương đương với tỷ lệ cho ăn cao. Quản lý lượng chất thải tạo ra do cho ăn trong các ao nhỏ, chủ yếu bằng cách giữ đáy ao sạch, với nồng độ chất hữu cơ thấp, là một biện pháp cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế các bệnh do vi khuẩn cơ hội như Vibrio gây ra.
Với ao riêng lẻ ở một khu vực nuôi cụ thể, khái niệm về sức tải có thể được dùng để ước tính số lượng ao nuôi tối đa trong một khu vực cụ thể, do các ao nuôi trong khu vực đó có tác động tích lũy. Điều này xảy ra ở những khu vực các ao nuôi lấy nước đầu vào và xả nước thải sử dụng cùng một nguồn nước. Ở những khu vực như vậy, chất lượng nước lấy vào các ao ở xa cửa sông có thể bị suy giảm nghiêm trọng, với mật độ thực vật phù du dày đặc và nồng độ oxy hòa tan thấp. Ở những vị trí như vậy, sức tải của ao nuôi không tăng lên khi dùng nguồn nước này để thực hiện thay nước. Tuần hoàn nội bộ trong ao nuôi là một lựa chọn tốt hơn trong trường hợp này. Việc thay nước chỉ có thể có lợi nếu chất lượng nguồn nước bên ngoài tốt hơn chất lượng nước bên trong trang trại nuôi tôm.