FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNTại sao ngành tôm Châu Á đối mặt với khó khăn trong năm 2023

Tại sao ngành tôm Châu Á đối mặt với khó khăn trong năm 2023


Theo Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích lĩnh vực thủy sản của Rabobank, sản lượng tôm ở châu Á có thể sẽ tăng trưởng tối thiểu vào năm 2023 và giá khó có thể cải thiện so với mức hiện tại.

Nikolik cho rằng sự kết hợp của suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với tình trạng dư thừa tôm trên thị trường đã khiến giá cả giảm mạnh vào cuối năm 2022, khá phù hợp với các dự báo được đưa ra vào đầu năm.

“Chỉ số giá tôm thẻ chân trắng ở Mỹ ở mức 4,4 USD/pound từ đầu năm cho đến tháng 3, sau đó giảm xuống 4 USD vào tháng 6, và xuống còn 3,9 USD/pound hiện nay”, Nikolik nhận định, “Trong khi thời điểm này năm ngoái giá là 4,6 USD”.

Đồng thời, ông cho biết thêm, giá thức ăn chăn nuôi hiện tăng cao hơn khoảng 25% so với năm 2019, gây khó khăn cho các nhà sản xuất.

 
 
Tình hình châu Á

Các nhà sản xuất tôm châu Á đặc biệt sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn sau 12 tháng đầy thử thách.



“Đầu năm 2021, tình hình được cải thiện, nguồn cung ở Ấn Độ tăng hơn 20%, phục hồi so với năm 2020. Nhưng vào đầu năm 2022, các vấn đề về thời tiết, dịch bệnh và tăng chi phí thức ăn ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể tạo ra mức tăng trưởng âm vào năm 2022. EHP và EMS đồng thời liên tục xảy ra làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Kết hợp với giá thức ăn tăng cao và giá tôm thấp dẫn đến người nuôi không có lợi nhuận và diện tích nuôi này đang bị thu hẹp”, Nikolik giải thích.

“Việt Nam hiện đang ổn định, cùng với Indonesia đang tăng trưởng nhẹ, vì nước này có khả năng xâm nhập tốt nhất vào thị trường lớn là Mỹ, tôi cho rằng họ cũng sẽ sớm suy thoái. Vì vậy, châu Á nói chung – với khoảng 2/3 sản lượng tôm thế giới - đang suy giảm và nhiều hộ nuôi đang bỏ nghề hoặc giảm tỷ lệ thả giống. Đây là lần đầu tiên tổng sản lượng tôm châu Á giảm kể từ năm 2013 – tôm là ngành tăng trưởng ổn định và đạt mức trung bình khoảng 4,7%/năm trong suốt một thập kỷ qua”, ông giải thích.

Nikolik gần đây đã trình bày kết quả khảo sát các nhà sản xuất của Global Seafood Alliance’s mới nhất tại hội nghị GOAL. Ông nhận xét kết quả khảo sát thể hiện một vài điểm tích cực, còn phần lớn là chưa rõ ràng.

“Những người trả lời khảo sát của GOAL có xu hướng đưa ra triển vọng tích cực cho năm tới và họ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có sự trở lại ngoạn mục với tư cách vừa là nhà sản xuất vừa là thị trường vào năm 2023”, ông nói thêm.

 
 
 Sản lượng tôm hàng năm của Trung Quốc từ 2010 đến 2024
(Những người trả lời khảo sát GOAL tin rằng thị trường Trung Quốc sẽ hồi phục, nhưng điều đó không chắc chắn © Rabobank và GSA)

Ý kiến trong cuộc khảo sát nhận định tác động của lũ lụt và việc đóng cửa nhà hàng liên tục do dịch Covid bùng phát lần lượt là các yếu tố tác động lớn tới sản xuất và tiêu thụ tôm trong năm 2022, nhưng hầu hết những người được hỏi đều cho rằng điều này sẽ không lặp lại vào năm 2023.

“Kết quả khảo sát cũng dự đoán Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% vào năm 2023, là con số tăng trưởng cao, bên cạnh sự tăng trưởng của Ecuador. Khi tất cả các dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023, mức tiêu thụ tôm có thể tăng lên rất nhiều, Ecuador có thể bán tới 700.000 tấn cho Trung Quốc vào năm tới, trong khi Trung Quốc cũng có khoảng 8 đến 900.000 tấn tiêu thu nội địa”, Nikolik giải thích.

Nikolik vì vậy dự đoán một năm 2023 khó khăn cho thị trường châu Á.

“Tôi không nghĩ rằng các nền kinh tế châu Á tách biệt khỏi suy thoái ở phương Tây, nhưng chúng ta hãy đợi xem. Hiện tại rất khó để dự đoán mức tiêu thụ dịch vụ thực phẩm ở Trung Quốc, điều này không phụ thuộc vào kinh tế vi mô, mà phụ thuộc vào Covid: chỉ cần một vài trường hợp mắc Covid ở Thượng Hải là chính phủ sẽ áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt.”

 
Sản xuất tôm toàn cầu giai đoạn 2010 - 2024
(Nikolik không nghĩ rằng các nền kinh tế châu Á tách biệt khỏi suy thoái kinh tế ở phương Tây © Rabobank và GSA)

Trong khi đó, nhu cầu tôm tại châu Âu và Mỹ đã hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay.

“Tôi nhận thấy một sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng ở Mỹ vào mùa hè, tăng trưởng đã ở mức hai con số trong nửa đầu năm nay, và giờ là âm hai con số: kim ngạch trong tháng 8 thấp hơn 20% so với tháng trước”, ông nhận xét.

Tình hình Nam Mỹ

Bất chấp sự sụt giảm tại thị trường Mỹ, kim ngạch của Ecuador vẫn tăng lên, ngay cả trong tháng 8, với mức tăng 1,6%.

“Ecuador có lợi thế hơn so với các nước châu Á ở thị trường Mỹ vì giá tôm rẻ hơn do áp dụng an toàn sinh học tốt hơn, ngoài ra tuyến đường ngắn nên chi phí vận chuyển cũng thấp hơn. Họ đã đầu tư vào các thiết bị chế biến cần thiết để làm tất cả các sản phẩm ngoại trừ những sản phẩm chế biến phức tạp”, ông lưu ý.

 
 
Sản lượng tôm của Ecuador giai đoạn 2010 - 2024
(Nikolik dự kiến sản lượng tôm của Ecuador sẽ đạt 1,3 triệu tấn trong năm nay © Rabobank và GSA)
 
Nhìn chung, ông thấy tổng sản lượng của Ecuador cao hơn 30% so với năm ngoái, dự kiến sẽ đạt 1,3 triệu tấn. Và ông ấy nhìn thấy cơ hội để nước này tiếp tục phát triển, mặc dù không giữ được cùng tốc độ.

“Năm 2023 giá tôm có thể kém hơn, chi phí thức ăn có thể thấp hơn một ít, giá tôm có thể đã đạt đỉnh, nhưng không đủ tốt để giúp cho các nhà sản xuất châu Á tăng trưởng” ông nói.
Về mặt toàn cầu, Nikolik dự kiến ngành tôm sẽ tăng trưởng từ 6 đến 7% trong năm nay nhưng chỉ 3% vào năm 2023.


Lượt dịch bởi: Tiến Sĩ Phạm Minh Tuấn – Vinhthinh Biostadt Group

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/why-the-asian-shrimp-sector-is-set-for-a-tough-2023-rabobank-gorjan-nikolik




 NHẬN ĐỊNH CỦA VINHTHINH BIOSTADT

Chúng tôi cho rằng người nuôi cần tập trung nuôi tôm có hiệu quả bằng việc áp dụng các giải pháp nuôi an toàn sinh học, tập trung vào quản lí phòng bệnh thay vì xử lí tình huống, sử dụng sản phẩm đầu vào và tôm giống có chất lượng tốt, tăng cường quản lí chặt chẽ môi trường và chi phí sản xuất.

Vinhthinh Biostadt sẽ giúp khách hàng nuôi hiệu quả hơn và giảm chi phí sản xuất qua việc hợp tác chuyển giao kỹ thuật từ mô hình đến qui trình, tư vấn và chăm sóc kỹ thuật hàng ngày, cung cấp sản phẩm và tôm giống tốt, các chính sách khuyến mãi và hậu mãi tôm giống 30,60 ngày và chương trình tích lũy điểm thưởng qua APP VTB GROUP. 

Tình hình sản xuất năm sau càng khó thì càng phải tìm đối tác cùng đồng hành, có năng lực và chia sẽ rủi ro.

Vinhthinh Biostadt tự tin có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng thông qua chương trình "Kết nối hoàn hảo - Tạo chuỗi thành công"





 
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi