I. Tình hình chung:
Trên thế giới hiện nay có 6 nước nuôi tôm có sản lượng cao là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam là 3 nước có sản lượng tôm cao nhất. Ở đây chỉ trao đổi thông tin, nhận định về các đối thủ lớn này. Bởi sự trỗi dậy của hai quốc gia này sẽ tác động to lớn ngành tôm nước ta.
Về thị trường tiêu thụ tôm chính: Của Ecuador là Trung Quốc, Tây Âu và Hoa Kỳ; của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản; của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Âu. Như vậy về mặt thị trường, có đan xen nhau, khác nhau ở khúc sản phẩm.
Về chủng loại sản phẩm chế biến: Trình độ chế biến của Việt Nam là cao nhất. Ấn Độ mới cải thiện trong 5-7 năm gần đây. Ecuador chú trọng lĩnh vực này chậm hơn, chỉ rõ nét trong vòng 2-3 năm gần đây. Do vậy, giá tôm tiêu thụ trung bình của Việt Nam là cao nhất và Ecuador là thấp nhất.
II. Phân tích vị thế tương quan qua SWOT:
|
VIỆT NAM |
ECUADOR |
ẤN ĐỘ |
MẠNH |
- Trình độ CB cao. - Tăng trưởng trung bình. |
- Nuôi qui mô trang trại, tỉ lệ thành công cao, farm ASC nhiều. - Đang trên đà tăng trưởng cao. |
- Trình độ CB khá. - Nuôi quy mô trung bình. - Đang tăng trưởng khá. |
YẾU |
- Nuôi manh mún, nhỏ lẻ, farm ASC ít. - Tỉ lệ nuôi thành công thấp, giá thành cao. |
- Trình độ CB trung bình. |
- Kiểm soát dịch bệnh trung bình, farm ASC ít.
|
CƠ HỘI |
- Diện tích nuôi nhiều. - Chính phủ quan tâm. |
- Diện tích nuôi nhiều. - Chính phủ quan tâm. |
- Diện tích nuôi nhiều. - Chính phủ quan tâm. |
NGUY CƠ |
- Chi phí logistic cao, trừ thị trường Nhật Bản. - Lạm phát, tiêu thụ khó. |
- Chi phí logistic cao, trừ thị trường Hoa Kỳ - Lạm phát, tiêu thụ khó. |
- Chi phí logistic cao. - Lạm phát, tiêu thụ khó.
|
III. Nhận xét diễn tiến và sách lược ứng xử:
1/ Nhận xét diễn tiến:
Ecuador đang có chiến lược gia hóa con giống, quy trình nuôi chuẩn, kiểm soát dịch bệnh qua quy trình nuôi và thủy lợi, hệ số nuôi thành công cao, sản lượng nuôi, nâng cấp chế biến, chuyển hướng thị trường. Ấn Độ cũng khá tương tự nhưng trình độ chế biến có khá hơn Ecuador một bậc.
Việt Nam đang nỗ lực trong công tác gia hóa tôm bố mẹ nhưng kết quả chưa rõ ràng; quy trình nuôi chưa có thống nhất cơ bản cho khu vực hoặc vùng, chấp nhận tùy thuộc chủ hộ nuôi; việc kiểm soát dịch bệnh còn thụ động; nội dung chiến lược phát triển ngành khá toàn diện nhưng đi vào thực tiễn chậm. Mảng sáng là trình độ chế biến và sách lược thị trường khá tốt.
2/ Sách lược ứng xử:
+ Nâng tỉ lệ nuôi thành công nhằm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh quốc tế:
- Thúc đẩy công tác gia hóa để có tôm bố mẹ chống chịu bệnh, mau lớn.
- Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn cơ sở kinh doanh tôm giống.
- Nỗ lực từng bước đầu tư thủy lợi vùng nuôi tôm trọng điểm.
- Kịp thời tổng kết mô hình nuôi, quy trình nuôi từng khu vực.
+ Coi trọng công tác dự báo, quan trắc để giảm rủi ro nuôi với thiên tai, dịch bệnh, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm:
Tất cả nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng tỉ lệ thành công, giảm giá thành.
+ Nâng tỉ lệ ao nuôi đạt chuẩn ASC để có nền tảng nâng tầm tôm Việt:
Ao nuôi nhỏ lẻ thì không thể, chỉ có nuôi mức độ trang trại mới áp dụng thành công và có cơ hội tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro, giảm giá thành… Như vậy, cần có chính sách tích tụ đất đai và chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm.
IV. Kết luận:
Các cường quốc tôm đang nỗ lực tăng tốc thông qua chiến lược phát triển từ 5-7 năm qua và đã đạt kết quả ban đầu rất lớn, nhất là Ecuador và Ấn Độ. Đây cũng là đối thủ tôm lớn nhất của ta. Biết người biết mình để hoạch định hướng đi đúng đắn và kịp thời mới duy trì được vị thế của mình. Mọi sự chủ quan và chậm trễ đều có thể phải trả giá đắt.
Nguồn : vasep.com.vn
HOTLINE0912.889.542