FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚIThông tin Nông NghiệpTiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Mỹ

Tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Mỹ

Thị trường tiêu thụ trái cây tươi tại Mỹ rất lớn nhưng sản lượng từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2%. Vì vậy, tiềm năng cho chúng ta vẫn còn ở phía trước.
 
Thế nhưng, sự hạn chế về chủng loại trái cây được đi Mỹ khiến gần như chúng tôi chỉ xuất khẩu mạnh được dừa (nếu đàm phán thành công và nước họ cho phép gọt kim cương vì chỉ gọt kiểu này mới bán được loại dừa ngon, chất lượng hơn hẳn Thái Lan, còn gọt trọc thì phải lựa dừa già hơn, khách Mỹ không thích bằng); nhãn (thanh nhãn và loại nhãn Edor có quanh năm); bưởi da xanh.
Các loại chôm chôm, vú sữa, xoài… cũng bán được nhưng sản lượng thấp hơn.
 
Với những sự lựa chọn ấy thì ông Nguyễn Đình Tùng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Vina T&T đã có nhận định về vị thế của hoa quả Việt Nam tại Mỹ so với các nước cùng xuất khẩu trái cây nhiệt đới như sau:
 
“Trên thị trường quốc tế, hoa quả Việt nhìn chung đang được nhận diện rất tốt. Khách hàng phải yêu thích, muốn sử dụng thì nước bạn mới nhập. Chúng ta cũng đang kéo gần khoảng cách với Thái Lan. Nhưng nói thật, nếu tự tin trái cây Việt đã vượt được họ như một số người nói, tôi nghĩ vẫn còn là chặng đường rất dài.

Thái Lan đã cung ứng nông sản cho các nước trên khắp thế giới trước chúng ta mấy chục năm. Ví dụ: trái sầu riêng Monthong của Thái được truyền thông rất tốt, giá bán lúc nào cũng cao hơn khoảng 20% so với dòng Ri6 của Việt Nam. Dù xét về chất lượng, mỗi loại một nét riêng. Monthong vị béo, màu óng còn Ri6 vị ngọt, màu sắc đậm hơn.

Nhiều người nói sầu riêng Việt thắng Thái Lan ở thị trường Trung Quốc, tôi thấy điều đó không đúng. Bản chất Thái Lan thu hoạch theo mùa và một khi đến vụ, Trung Quốc sẽ tập trung mua bên đó. Ngay lập tức, giá sầu nước ta giảm rất mạnh. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, người Thái có quan hệ làm ăn rất sâu sắc vì nhiều thương lái buôn sầu riêng là người Thái gốc Hoa.
 
Đặc biệt, người Thái làm truyền thông về nông sản rất hay. Ví dụ: ngay khi container sầu riêng đầu tiên của Việt Nam xuất chính ngạch vào Trung Quốc, có tướng quân đội Thái đã đứng ra cảnh báo: "Từ nay, bất cứ ai làm ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng Thái Lan sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự". Điều đó gây ấn tượng mạnh với đối tác Trung Quốc. Nhìn lại Việt Nam, trên truyền thông hoặc là quá nhiều tin tức tiêu cực về nông sản, hoặc là tin tích cực lại theo hướng cổ vũ hơi quá đà.

Thực tế, nhắc tới táo Washington là người ta nghĩ tới Mỹ; quả kiwi của New Zealand; dưa lưới Taki là niềm tự hào của người Nhật Bản; người Thái Lan có sầu riêng Monthong; Malaysia có sầu riêng Musang King giá bán đắt đỏ thì Việt Nam gần như chưa xây dựng được thương hiệu về loại trái cây nổi tiếng nào để tự hào. Tôi nghĩ đó cũng là trách nhiệm của chúng tôi - những người trực tiếp làm xuất khẩu và của chung toàn xã hội."
 
Ông cũng cho biết yếu tố quan trọng để trái cây Việt đạt chuẩn xuất khẩu đi Mỹ cần có:
 
Thứ nhất là công nghệ bảo quản giúp lưu trữ được lâu và đi đường biển mới có giá cạnh tranh. Vận chuyển bằng đường hàng không vừa tốn kém, thời gian lưu hàng bên đối tác lại ngắn… khiến hoa trái Việt mất lợi thế trước các đối thủ khác.
 
Ví dụ, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Bắc Giang… được coi là những loại đặc sản đầy tự hào của Việt Nam, tiếc là hiện nay chúng ta chưa có công nghệ bảo quản tốt. Như trái vải ở Bắc Giang muốn xuất khẩu đi Mỹ phải qua chiếu xạ, mà ở quanh vùng đó tôi biết không có nhà máy nào đạt yêu cầu nên phải vận chuyển về Hà Nội. Qua tới nơi, chiếu xạ xong, trái vải đã bị hư hại rồi chứ chưa nói đến việc đi một quãng đường dài tới Mỹ.


 
Thứ hai muốn xuất khẩu tốt, chúng ta phải có giống quả thật ngon, hợp thổ nhưỡng giúp tạo thành đặc sản riêng. Từ đó, nước ta phải đẩy mạnh truyền thông thương hiệu. Tôi nghĩ cách tốt nhất giúp trái cây phát triển là nó phải có thương hiệu và phải có giá trị. Vậy mình cần làm gì? Tôi đã đi tới tận những vùng trồng nổi tiếng nhất như: bưởi da xanh, dừa xiêm Bến Tre; vú sữa Lò Rèn; thanh nhãn ở Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ)….Ai cũng biết dừa xiêm là đặc sản Bến Tre, nhưng phải tới tận vùng ngập mặn như Bình Đại, Châu Thành… thì quả mới nhiều nước và nước dừa mới ngọt. Người Mỹ rất thích dừa xiêm của Việt Nam vì chất lượng vượt trội hơn hẳn so với dừa dứa của Thái Lan. Hoặc trái bưởi da xanh rất nhiều nơi trồng nhưng không đâu sánh bằng Bến Tre. Điều kiện thổ nhưỡng, hướng nắng, gió tụ lại vừa đủ đã khiến quả bưởi ở đây ngon tuyệt vời.

Câu chuyện đó mình phải làm truyền thông, dù là xuất khẩu hay buôn bán nội địa. Khi người ta bỏ đồng tiền mua loại quả nào, thấy đáng tiền thì họ sẽ có ấn tượng sâu sắc. Lần sau có khi cứ phải đúng hàng của ông Tùng bán người ta mới mua vì họ thấy nó quá khác biệt.


Bài viết được thực hiện bởi: bộ phận marketing- Phòng Nông Nghiệp- công ty Vinhthinh Biostadt JSC

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt

App: VTB GROUP

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi