FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTômTôm chết ở Ấn Độ là do nhiễm EMS/AHPND

Tôm chết ở Ấn Độ là do nhiễm EMS/AHPND

Vào ngày 26/10/2013, Raju G. S. G cho biết tôm ở các trang trại của Ấn Độ bị chết hàng loạt sau khi thả giống khoảng 45 ngày, tôm đạt trọng lượng khoảng 5-8 g. Mẫu tôm chết sau đó đã được gửi đến phòng thí nghiệm của GS. Donald Lightner tại đại học Arizona để kiểm tra, kết quả cho thấy mẫu tôm không bị nhiễm bất kỳ bệnh virus phổ biến nào. Kết quả này đặt ra giả thuyết rất có thể tôm ở Ấn Độ chết do nhiễm EMS/AHPND.

Các mẫu tôm chết khác tiếp tục được gửi đến phòng thí nghiệm của GS. Lightner để kiểm tra EMS/AHPND, nhưng hiện tại chưa có kết quả. "Còn quá sớm để có thể khẳng định nguyên nhân tôm chết là do EMS/AHPND" GS. Lightner nói. Trong khi đó, các báo cáo về tình trạng tôm chết hàng loạt ở Ấn Độ từ các cơ quan chức năng ở Mỹ cho rằng nguyên nhân là do EMS/AHPND.

Cơ quan Phát triển và Chứng nhận các sản phẩm Hải sản của Ấn Độ (MPEDA) sẽ là cơ quan phát ngôn chính thức về việc có hay không EMS/AHPND tại Ấn Độ. Do đó, khi chưa có kết quả phân tích EMS/AHPND chúng ta vẫn chưa biết được liệu nguyên nhân gây chết tôm ở Ấn Độ có phải do EMS hay không, một nhà cung cấp tôm ở thị trường Mỹ có quan hệ thân thiết với Ấn Độ cho biết.

Tin tức mới cập nhật từ Seafood.com vào ngày 27/11 cho biết: "MPEDA đã xác nhận tôm chết ở Ấn Độ có nguyên nhân là do nhiễm EMS/AHPND. Tuy nhiên, những khảo sát ban đầu cho thấy tôm nhiễm EMS với tỷ lệ khá thấp. Trong tổng số 200 vị trí thu mẫu, chỉ có 2 mẫu tôm bị nhiễm EMS/AHPND. MPEDA sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ của hai mẫu tôm nhiễm EMS và tạm dừng việc nhập khẩu tôm bố mẹ từ Thái Lan."

Nguồn: 
http://aquanetviet.org/post/672712/c-p-nh-t-t-m-ch-t-n-l-do-nhi-m-ems-ahpnd

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi