FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNTổng cục Thủy sản: Nhiều giải pháp cho ngành tôm những tháng cuối năm

Tổng cục Thủy sản: Nhiều giải pháp cho ngành tôm những tháng cuối năm


Tình hình sản xuất 8 tháng đầu năm

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy: Về sản xuất, cung ứng tôm giống trong 8 tháng đầu năm, hiện tôm bố mẹ hiện đang nuôi giữ tại các cơ sở khoảng 55.000 con (50.000 TTCT; 5.000 tôm sú); cả nước có 2.063 cơ sở sản xuất, ương dưỡng, sản lượng ước 106,6 tỷ con, trong đó: tôm sú 30,8 tỷ con, TTCT 75,8 tỷ con (bằng 105% so cùng kỳ năm 2020). Từ đầu tháng 7, chủ động giảm sản lượng từ 30 – 40%, đến 15/8 các cơ sở giảm sản lượng 50%, thậm chí tạm dừng hoạt động. Hiện, các doanh nghiệp không giảm giá bán tôm giống (hỗ trợ tôm giống từ 50 – 100%). Dự báo với số lượng tôm bố mẹ có thể sản xuất được khoảng từ 7 – 10 tỷ con/tháng (10 – 12 tỷ con/tháng).

Về sản xuất thức ăn tôm: Cả nước có 35 nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm với công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Sản lượng 6 tháng đầu năm đạt 650.000 tấn (66% công xuất thiết kế); kế hoạch 6 tháng cuối năm sản xuất khoảng 750.000 tấn. Hầu hết các nhà máy sản xuất thức ăn tôm đang hoạt động và áp dụng biện pháp “3 tại chỗ” (33/35 nhà máy). Hiện có 2 nhà máy đang ngừng sản xuất do có ca F0.

Về nuôi tôm thương phẩm: Diện tích thả đạt 711.766 ha, tăng 1,16% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 703.595 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 610.053 ha, TTCT là 96.714 ha. Sản lượng đạt 585.000 tấn (năm 2020 là 547.000 tấn), trong đó sản lượng tôm sú 187.300 tấn, TTCT 397.300 tấn. 8 tháng đầu năm, sản lượng tôm tăng 1% so cùng kỳ năm 2020, nhưng giá bán tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 – 20.000 đồng/kg so cùng kỳ (thậm chí có những vùng giá tôm giảm hơn 20.000 đồng/kg). Hoạt động thả nuôi đang có chiều hướng giảm, do doanh nghiệp thu mua, chế biến, dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào phải tạm ngừng hoạt động do COVID-19 dẫn đến tâm lý e ngại của người nuôi.

Còn nhiều khó khăn vướng mắc

Đối với tôm thu hoạch, tiêu thụ tôm: Khó kêu/gọi thương lái, nhà máy thu mua tôm (do yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương nên thương lái khó đi lại, sợ lây nhiễm bệnh). Giá tôm thương phẩm ngày càng sụt giảm. Tiêu thụ bị đình trệ do hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ phải thực hiện giãn cách hoặc phải đóng cửa. Thiếu người, phương tiện vận chuyển, thu mua, cung ứng (con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm) do yêu cầu kiểm soát người và phương tiện từ các vùng dịch đều bị cách ly 14 – 21 ngày, nên rất khó đáp ứng kịp thời và phát sinh tăng chi phí. Một số nhà máy chế biến tôm phải dừng hoạt động hoặc thực hiện 3 tại chỗ nên công suất giảm

Đối với con giống: Vận chuyển tôm bố mẹ từ (Mỹ, Thái Lan…) khó khăn: Thời gian vận chuyển từ Mỹ về Việt Nam (45 – 60 giờ); cước vận chuyển tăng (20 – 30 USD/con đến 40 – 60 USD/con). Tôm bố mẹ sản xuất trong nước tiêu thụ chậm: Công ty Moana hiện bán được 40% (dự kiến 2021 đạt 60%). Khó khăn việc vận chuyển tôm giống vào các tỉnh ĐBSCL (nhu cầu trung bình 1 tháng khoảng từ 6 – 8 tỷ con PL, cao điểm 10 tỷ con; tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cung cấp khoảng 60 – 70%). Do khó khăn đầu ra nên nhiều cơ sở cắt giảm chi phi đầu tư chăm sóc tôm bố mẹ, cùng đó tình trạng cung cấp thức ăn tươi sống khan hiếm nên năng suất, chất lượng tôm giống sẽ giảm

Đối với thức ăn thủy sản, hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường: Chi phí sản xuất tăng lên do áp dụng “3 tại chỗ”. Các nhà máy bị F0, mặc dù đã được phép hoạt động trở lại nhưng việc tuyển dụng công nhân khó khăn. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy nếu nhà cung cấp có ca F0.
 

Biện pháp trọng tâm những tháng cuối năm
 

Để nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp ổn định sản xuất, nắm bắt các cơ hội thị trường, đặc biệt là khắc phục hậu quả do COVID -19 gây ra; Tổng cục Thủy sản kiến nghị thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Có quy trình nuôi phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19; người nuôi cần tham gia trong chuỗi liên kết để vượt qua khó khăn; đẩy mạnh tổ chức thu mua tôm cho người nuôi đến giai đoạn thu hoạch. Đồng thời, kêu gọi các thương lái, nhà máy chế biến thủy sản chung tay ủng hộ, tiếp tục thu mua sản phẩm thủy sản cho người dân trong giai đoạn hiện nay, không được nhân cơ hội ép giá gây thiệt hại cho người nuôi; huy động các kho dịch vụ để chứa tôm nguyên liệu; ngân hàng, các tổ chức tài chính… tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến thu mua tôm nguyên liệu cho người nuôi; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thu tôm, thu mua, vận chuyển, cung ứng vật tư đầu vào… để tiếp tục tái sản xuất; hỗ trợ người nuôi, không được nhân cơ hội này để nâng giá vật tư sản xuất; ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho lực lượng lao động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ, tránh xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm 2022.



Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi