Những điểm cần lưu ý khi ương tôm mùa lạnh
Tôm thẻ chân trắng là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường cho nên vào mùa lạnh quá trình giao đổi chất của cơ thể sinh vật chậm lại dẫn đến khả năng bắt mồi và trăng trưởng cũng giảm theo. Để góp phần giải quyết các vấn đề này chúng tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm khi ương tôm vào mùa lạnh được trình bày như bên dưới
Những yêu cầu cơ bản cho một hệ thống ương vào mùa này
Trước hết phải có bể ương, bể ương có thể hình dạng tùy ý nhưng tối ưu nhất vẫn là bể hình tròn hoặc vuông, phải được lót bạt hoàn toàn, nhỏ dể dàng trong việc quản lý các yếu tố môi trường và dễ dàng che kín với chi phí thấp. Bể ương phải được đặt trong nhà kín hoặc ít nhất được che kín bằng bạt, kín gió. Giữ mực nước ít nhất 1m, điều quan trọng là hệ thống cấp oxy phải được bố trí đều và vận hành liên tục nhằm cung cấp đầy đủ oxy và tránh việc phân tầng nhiệt độ.
Một số hình ảnh hệ thống ương khu vực miền tây:
Quản lý cho ăn
Khẩu phần ăn: Cho tôm ăn theo trọng lượng thân là hoàn toàn bắt buộc, định kì 3 ngày cân trọng lượng tôm để quyết định lượng cho ăn phù hợp.
Ghi chú: Liều lượng thức ăn tính cho 100.000 Postlarvae
Các cử cho ăn: Mật độ ương dưới 2.000 con/m3 có thể cho ăn 6 cử/ngày. Kéo dài thời gian các cử ra ít nhất 4 tiếng 1 cử.
Tăng giảm thúc ăn khi nhiệt độ biến động: Ngừng cho ăn khi nhiệt độ dưới 240C và để đảm bảo tôm bắt mồi tốt và tránh dư thừa thức ăn thì khi nhiệt độ giảm 10C thông thường lượng thức ăn giảm ít nhất 10%. Tăng cường dinh dưỡng cho tôm ương bằng thức ăn chuyên dùng PL Raceway Plus và Raceway PL 40-9. Với hàm lượng đạm hấp thu cao và bền trong nước giúp tôm dễ dàng bắt mồi và hấp thu đủ dinh dưỡng đảm bảo cho quá trình phát triển của tôm ương.
Quản lý môi trường bể ương
Nhiệt độ nước: Với hệ thống ương nhỏ có thể dùng các dụng cụ nâng nhiệt, đóng kín các cửa của hệ thống ương. Ngoài ra việc này còn giúp hạn chế được các sinh vật mang mầm bệnh trung gian như: cua, còng, ếch nhái, …
Các yếu tố thủy lý hóa: Điều chỉnh về trong tiêu chuẩn tối ưu của tôm thẻ chân trắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôm phát triển (pH 7,8-8,0; kH 120-160, NH3; NO2 theo bảng;…)
Để biết chi tiết hơn về qua trình chuẩn bị nước trước khi thả tôm và quản lý trong qua trình ương tôm xin tham khảo bài viết: http://vinhthinhbiostadt.com/vi/tin-tuc/ky-thuat-chuan-bi-nuoc-truoc-khi-tha-tom-va-xu-ly-nuoc-trong-qua-trinh-uong-tom-908.html
Bảng 2: Mối liên quan giữa Nhiệt độ, pH và NH3
Tăng sức đề kháng cho tôm ương
Mùa lạnh hệ vi sinh phát triển chậm hơn bình thường nên cần tăng cường bổ sung men vi sinh có lợi giúp cho tôm ương phát triển tốt. Và cần lưu ý đến việc tăng cường sinh khối vi sinh trước khi cung cấp vào hệ thống ương (bằng cách ủ với mật rỉ đường hoặc đường cát thời gian từ 12-24 tiếng hoặc có thể hơn tùy vào nhiệt độ lúc ủ).
Tăng cường đề kháng cho tôm ương bằng các sản phẩm vitamin, acid amin và men tiêu hóa chất lượng cao. (Etrovit Raceway, HepatoS Raceway, Probio Raceway).
Sang tôm
Mùa mưa nhiệt độ buổi sáng khá lạnh do đó không thể chọn thời điểm sang như vào mùa nắng được mà có thể sang vào buổi chiều hoặc buổi tối tùy thuộc vào tiệm cận nhiệt độ giữa bể ương, ao nuôi và môi trường, sức khỏe tôm và tỷ lệ tôm lột xác.
Một số hình ảnh sang tôm và tôm ương:
Thực hiện bởi: KS. Nguyễn Bình Nguyên – Phòng Kỹ thuật nuôi công nghệ cao Vinhthinh Biostadt