FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNƯơng vèo tôm tại Việt Nam - Những khó khăn và cơ hội

Ương vèo tôm tại Việt Nam - Những khó khăn và cơ hội

Ương vèo là hình thức nuôi tôm con trong một diện tích nhỏ với mật độ rất cao nhằm mục đích giúp tôm con lớn hơn, khỏe mạnh hơn, đồng đều hơn trước khi thả ra ao nuôi, giúp hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh, thời tiết gây ra. Hệ thống ương vèo siêu thâm canh để sản xuất tôm con đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nó đã được công nhận là đại diện cho một trong những cơ hội quan trọng nhất giúp tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên Thế Giới.

Ở Việt Nam, mô hình này cũng đang được nhiều trang trại nuôi xây dựng và thử nghiệm, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến chúng ta chưa có được mô hình ương vèo phù hợp? Chúng ta hãy cùng phân tích những mô hình đã được triển khai ở Việt Nam về những ưu, nhược điểm của nó và cùng so sánh với các mô hình đang áp dụng trên Thế Giới.

Nguyên nhân nào thúc đẩy các trang trại nuôi ở Việt Nam thực hiện hoạt động ương vèo trước khi thả nuôi?

Trong những năm qua, tình hình nuôi tôm ngày càng khó khăn do thời tiết, dịch bệnh … đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Không thụ động trước những khó khăn đó, người nuôi bắt đầu tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn tới những khó khăn đó để tìm ra giải pháp khắc phục.

Qua thực tiễn sản xuất, họ thấy rằng vì thả tôm trực tiếp ra ao ở mật độ rất thưa, nên việc quản lý thức ăn ở tháng nuôi đầu là rất khó khăn, tôm con thường khó bắt mồi (dẫn tới thức ăn dư thừa gây ô nhiễm). Đặc biệt, khi thả tôm ra ở một môi trường rộng lớn (ở giai đoạn này tôm con còn rất nhỏ, sức đề kháng yếu), tôm con sẽ gặp nhiều bất lợi để làm quen với môi trường  mở, chúng dễ bị cảm nhiễm bệnh và chết sớm ở tháng nuôi đầu

Trước tình hình đó, người nuôi bắt đầu nghĩ tới giải pháp làm sao quản lý được tôm con ở tháng nuôi đầu, giúp chúng khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn, to con hơn để vượt qua được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường ao nuôi. Và mô hình ương vèo bắt đầu hình thành.

Ương vèo trực tiếp trong ao nuôi bằng cách vây lưới (mật độ thả trong lưới thường <2,000 PL/m2)

Đây là mô hình mà các trang trại nuôi thường nghĩ tới đầu tiên vì nó đơn giản, dễ thực hiện.

Ưu điểm

- Môi trường nước ban đầu thông thoáng .
- Có sẵn một phần nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.
- Giảm được lượng thức ăn so với thả trực tiếp ra ao.
- Kiểm soát được tốc độ bắt mồi, sức ăn của tôm con
- Chi phí xây dựng thấp.
- Đơn giản, dễ thực hiện

Với mô hình này, người nuôi có thể ương tôm con theo thời gian mong muốn, có thể từ 7 – 20 ngày.

Nhược điểm

- Tôm PL vẫn bị stress như khi thả trực tiếp ra ao.
- Sau một thời gian ương nuôi, nước trong vèo không lưu thông được ra ngoài (vì lưới bị bịt kín bởi rong, chất bẩn hữu cơ)
- Nguồn thức ăn dư thừa và phân không được loại bỏ ra ngoài mà tích tụ dưới đáy ao do không thể lắp đặt được hệ thống siphon.
- Ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn Vibrio ngày càng tăng cao trong vèo.
- Hàm lượng oxy hòa tan giảm do ô nhiễm hữu cơ, nước không được lưu thông và không có hệ thống hỗ trợ cung cấp oxy.
- Hàm lượng khí độc tăng cao từng ngày do ô nhiễm hữu cơ trong vèo
- Không đảm bảo an toàn sinh học do đây vẫn là môi trường hở, tôm con tiếp xúc trực tiếp với ao nuôi, do đó không kiểm soát được dịch bệnh.
- Không kiểm soát được các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn.
- Không có nguồn thức ăn chuyên cho giai đoạn ương vèo, do đó không đảm bảo được dinh dưỡng cho tôm con ở giai đoạn đầu.

Như vậy, mô hình này bước đầu chỉ mới giúp người nuôi giảm được phần thức ăn, kiểm tra được khả năng bắt mồi và tốc độ tăng trưởng của tôm con một cách dễ dàng. Những vấn đề anh hưởng tới con tôm như dịch bệnh, an toàn sinh học, dinh dưỡng, khí độc …thì hoàn toàn chưa kiểm soát được.



Hình: Tôm bắt mồi kém và dễ nhiễm bệnh khi thả trực tiếp từ trại sản xuất giống ra ao nuôi

Ương vèo trong ao bạt diện tích 200 – 1,000 m2 (mật độ thả <2,000 PL/m2 )


Ưu điểm 

- Đảm bảo an toàn sinh học do được che phủ cẩn thận, thậm chí là ương vèo trong nhà.
- Nguồn nước được xử lý kỹ lưỡng hơn.
- Có hệ thống siphon thức ăn dư thừa và phân ra ngoài.
- Có hệ thống cung cấp oxy tốt hơn, bao gồm quạt nước và sục khí
- Một phần kiểm soát được các yêu tố môi trường: nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn…
- Tôm con phát triển nhanh do được nuôi ở mật độ vừa phải.
- Giảm lượng thức ăn so với thả trực tiếp ra ao.
- Kiểm soát được khả năng bắt mồi, tốc độ phát triển của tôm con.
- Giảm được rủi ro nếu có dịch bệnh xảy ra ngoài ao nuôi.

Với mô hình này, người nuôi có thể ương tôm con lên 1 – 2g trước khi thả ra ao nuôi.

Nhược điểm

- Thiết kế hệ thống cung cấp oxy chưa hoàn chỉnhà hàm lượng oxy hòa tan thường thấp ở cuối giai đoạn ương.
- Sử dụng quạt nước làm nước xáo trộn quá mạnh à làm yếu tôm con do vận động quá nhiều, làm tôm con khó bắt mồi.
- Tốn chi phí xử lý nước (nếu nuôi theo qui trình thay nước) hoặc chi phí vi sinh (nếu nuôi theo qui trình vi sinh) vì nuôi với mật độ vừa phải.
- Chưa có qui trình kiểm soát môi trường hoàn chỉnh (đặc biệt là kiểm soát Vibrio, ô nhiễm hữu cơ, khí độc…). Thực tế sản xuất cho thấy nước trong ao ương ở cuối giai đoạn thường ô nhiễm nặng, làm tăng hàm lượng khí độc, tăng mật độ Vibrio gây hại, giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước…
- Chưa có thức ăn chuyên cho hệ thống ương vèo, do đó không đảm bảo được dinh dưỡng cho tôm con ở giai đoạn đầu.
- Chi phí đầu tư cơ bản cao, bao gồm chi phí đào ao, lót bạt, che đậy, hệ thống sục khí oxy…
- Có nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa các ao nuôi, vì thả chung từ một bể ương vèo.



Hình: Ương vèo trong ao bạt

Mô hình này về cơ bản là hoàn chỉnh hơn so với mô hình ương trong lưới. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, đầu từ, thiếu những nghiên cứu chuyên sâu cho mô hình (nhất là qui trình kiểm soát môi trường nuôi), và đặc biệt là thiếu một loại thức ăn chuyên cho tôm con ở giai đoạn ương vèo. Do đó, nhiều farm nuôi vẫn thất bại với mô hình này. Một số thất bại ngay trong ao ương vèo do mật độ Vibrio tăng quá cao, khí độc tăng cao mà không kiểm soát được. Ở một số farm khác, tôm con sau khi ương vèo có kích thước lớn (có thể lên tới 1-2g), đồng đều, vận động nhanh … nhưng khi thả ra ao nuôi vẫn chết sau 15 – 20 ngày nuôi. Nguyên nhân là do mặc dù tôm con có kích thước lớn, đồng đều nhưng sức đề kháng chưa được cải thiện (do nguồn thức ăn trong ương vèo chưa cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho tôm con), tôm con thường bị nhiễm Vibrio với mật độ cao từ trong ao ương vèo (thậm chí đã bị cảm nhiễm bệnh từ trong ao ương vèo)…

Vậy, làm sao để khắc phục được những khó khăn trên và tạo cơ hội cho sự phát triển của mô hình ương vèo tôm con? Mô hình ương vào nào là tối ưu? Qui trình ương vèo nào giúp quản lý môi trường tốt nhất mà không ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của tôm con? Loại thức ăn nào đã được nghiên cứu đặc biệt chuyên cho qui trình ương vèo để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho tôm con, vừa không ảnh hưởng tới chất ượng nước? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề này trong phần 2 của chuyên đề.

Bài viết được thực hiện bởi: KS NGUYỄN VĂN THÀNH - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT

Một số hình ảnh ương vèo tôm tại Nam Mỹ











Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi