Vì sao điều trị EMS bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả tuyệt đối
Trong tạp chí Global Aquaculture Advocate số tháng 11 – 12/2013, tiến sĩ Stephen Newman đã có một bài viết dài về vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus – tác nhân được xác định là nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm trong những năm qua.
Vibrio parahaemolyticus gồm nhiều chủng khác nhau, có chủng lành tính và có chủng gây bệnh. Chủng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cư trú trong dạ dày và ruột tôm bằng cách hình thành màng sinh học (biofilm) bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của kháng sinh và các phương pháp điều trị khác. Vibrio parahaemolyticus có khả năng chịu đựng nhiều ngưỡng khác nhau của độ mặn, pH và nhiệt độ, cũng như có thể dễ dàng bám vào tảo biển và được mang đi khắp nơi theo dòng chảy.
Hiện chỉ có một số lượng nhỏ vi khuẩn được xác định có thể gây bệnh trực tiếp cho tôm, phần lớn vi khuẩn Vibrio là cơ hội, chúng chỉ có thể tấn công vật chủ khi vật chủ bị stress hoặc suy yếu khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Một số rất ít vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên tôm cá khỏe mạnh và làm suy yếu vật chủ mà chúng tấn công. Những vi khuẩn như thế này có thể thể gây bệnh với sự hiện diện rất ít về mật số trong môi trường nước hoặc do vật chủ ăn phải.
Vibrio parahaemolyticus là loài vi khuẩn phổ biến, phân bố nhiều ở cửa biển và một ít trong các hệ sinh thái nước ngọt. Phần lớn các chủng của loài vi khuẩn này vô hại ngay cả khi ăn phải chúng. Tuy nhiên, chất độc do chúng tiết ra thường được tìm thấy trong các loài cá, đó là lý do gây ra các vụ ngộ độc hải sản.
Vibrio parahaemolyticus có thể lây lan từ tôm bố mẹ sang tôm giống. Rất rõ ràng là chủng Vibrio parahaemolyticus gây ra AHPND cũng phân bố rộng rãi ở các môi trường và điều kiện sống khác nhau, điều đó có thể dễ dàng giải thích vì sao AHPND rất dễ lây lan, bùng phát và vô cùng khó khăn trong việc ngăn chặn hoặc kiểm soát bệnh này.
Vi khuẩn tập hợp và hình thành màng sinh học khi chúng bám vào lớp kitin trên bề mặt dạ dày, giống như cách hình thành lớp mùn bã hữu cơ trên bề bề mặt đáy ao. Màng sinh học này ngăn chặn sự tấn công của kháng sinh và các vi sinh vật khác muốn cạnh tranh chỗ bám với chúng trên bề mặt dạ dày. Màng sinh học này hình thành bằng cách tiết chất keo (exopolymer) của vi khuẩn giúp chúng bám trên bề mặt dạ dày, sau đó chúng bắt đầu nhân lên và lớp màng bao này ngày càng hoàn thiện, màng sinh học exopolysaccharide này có tác dụng bảo vệ chúng chống lại kháng sinh, chất sát trùng, các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược…trong khi vẫn cho phép vi khuẩn hoạt động trao đổ chất bình thường.
Do tính chất phức tạp của Vibrio parahaemolyticus, do đó mà việc giải quyết AHPND càng trở nên khó khăn hơn. Vibrio parahaemolyticus sản sinh độc tố nhưng độc tố không gây hại cho vật chủ. Hầu hết Vibrio khi xâm nhập vào động vật, chúng gia tăng mật số để bảo vệ chính mình, và cuối cùng là gây chết động vật mà chúng xâm nhập. Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS không vào máu bằng cách xâm nhập qua vết thương. Điều này giải thích vì sao kháng sinh không ngăn chặn được sự lây nhiễm của AHPND, nếu kháng sinh không có khả năng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh ở mức đủ để ảnh hưởng đến nó thì kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả. Mặc dù vẫn có những trường hợp dùng kháng sinh để điều trị bệnh tôm nhưng đây là một ví dụ về việc sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả. Vibrio parahaemolyticus ẩn mình trong lớp màng bao sinh học và bảo vệ chúng khỏi những chất mà về cơ bản có thể giết chết chúng và việc này đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho việc phát triển các phương pháp điều trị EMS.
Nguồn: http://www.shrimpnews.com
Dịch bởi: KS. LÊ TRUNG VIỆT - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542