FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNXử lý khí độc ammonia (NH3) & nitrite (NO2) trong ương vèo mật độ cao bằng biện pháp sinh học

Xử lý khí độc ammonia (NH3) & nitrite (NO2) trong ương vèo mật độ cao bằng biện pháp sinh học


Tại sao ao nuôi (bể ương vèo) có NH3, NO2?

Dưới tác dụng của emzyme phân huỷ protein thì protein trong thức ăn sẽ được phân huỷ thành các chất đơn giản hơn. Các chất này tiếp tục được phân giải thành acid amin nhờ tác dụng của enzyme ngoại bào. Một phần nhỏ acid amin sẽ được vi sinh vật sử dụng, phần còn lại tiếp tục phân giải tạo ra NH3 (gây độc cho tôm), NH4+, CO2,… và một số sản phẩm trung gian khác.

Dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp thì NH3, NH4+ được chuyển hoá thành NO2- (gây độc cho tôm).

Sau đó vi khuẩn Nitrobacter sp sẽ chuyển hoá NO2- thành NO­3- (ít gây độc cho tôm). NO3- có thể được các thực vật thủy sinh sử dụng như là một nguồn dinh dưỡng hoặc có thể bị chuyển hóa tiếp thành khí nitơ (N2) qua hoạt động của các vi khuẩn yếm khí.

Để dễ dàng hơn chúng ta có thể cùng xem sơ đồ bên dưới:

 
 
Bảng 1: Các giai đoạn chuyển hoá nitơ trong nước

NH3, NO2 gây độc cho tôm như thế nào?

Ammonia (NH3) và Nitrite (NO2) ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, gây hư hại mang, gan tuỵ khi tôm tiếp xúc với nồng độ cao và trong thời gian dài.

Ammonia (NH3) và Nitrite (NO2) cao làm giảm tăng trưởng, giảm sức đề kháng, tỷ lệ sống thấp, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng cao, thậm chí gây chết tôm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của NH3, NO2?

Khi mật độ tảo trong ao cao gây biến động pH ngày đêm lớn, đặc biệt pH tăng cao sẽ làm tăng độc tính của NH3.

Vào mùa lạnh hoặc khi nhiệt độ nước thấp, các quá trình sinh học trong nước diễn ra chậm làm tích luỹ NH3 và NO2 trong nước.

Bên cạnh đó thời gian NH3 gây stress cho tôm trùng với thời gian hệ miễn dịch tôm suy yếu trong các tháng mùa lạnh.

 

Bảng 2: Mối liên quan giữa Nhiệt độ, pH và NH3

Độ mặn thấp, tôm mất nhiều năng lượng cho quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu cũng ảnh hưởng đến độc tính của Nitrite (NO2).

Phải kiểm tra nồng độ NH3 và NO2 trong bể ương hằng ngày

Đo nồng độ NH3 và NO2 ít nhất 1 lần/ngày để có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.
Giữ được nồng độ NH3 < 0.1mg/lít và NO < 4 mg/lít, trường hợp vượt ngưỡng phải liên hệ ngay với kỹ thuật viên để đưa hướng xử lý phù hợp và kịp thời.

 

Trong các mô hình ương vèo thì NH3 và NO2 xuất hiện khi nào?

Khi ương tôm với mật độ vừa phải (dưới 3,000 post/khối nước) chỉ bổ sung vi sinh xử lý ô nhiễm (không dùng nhóm vi khuẩn Nitrat hoá) thì NH­3 và NO2 thường xuất hiện sau ngày ương thứ 5 và sẽ tăng dần sau đó, nếu chúng ta không có các biện pháp xử lý an toàn.

Xử lý NH3, NO2 bằng biện pháp sinh học:

Qua những điều trên chúng ta thấy khí độc NH3 và NO2 sẽ tích luỹ cao trong bể ương vèo(ao nuôi tôm) nếu có một quá trình chuyển hoá hữu cơ bị gián đoạn. Mà nguyên nhân chính là thiếu các dòng enzyme và vi sinh vật chuyển hoá thành chất không độc
 
Khi phát hiện ammonia và nitrite trong bể ương thì cần đánh giá tổng thể để xác định nguyên nhân rồi đưa ra giải pháp phù hợp: nguyên nhân có thể là do thay đổi môi trường, nhiệt độ, quản lý cho ăn, tình trạng sức khỏe nhất thời của tôm, giới hạn chuyển hóa của ao nuôi (carrying capacity),….

Xử lý NH3 và NO2 là một quá trình lâu dài, do nhóm vi khuẩn này có tốc độ tăng trưởng chậm và nhạy cảm với các thay đổi của môi trường, là nhóm vi khuẩn tự dưỡng trong môi trường hiếu khí bắt buộc (cần có oxy để tăng trưởng).

Phác đồ phát huy tốt khi NH3 và NO2 chưa quá cao, môi trường không quá ô nhiễm, các yếu tố độ kiềm, nhiệt độ, oxy, … ở mức phù hợp. Do nhóm vi khuẩn này cần thời gian dài (khoảng 2 tuần) để tăng trưởng cho nên chúng tôi khuyến cáo nên dùng định kì từ đầu vụ, không đợi tình hình chuyển biến xấu rồi mới tiến hành xử lý.

Giải pháp của Vinhthinh Biostadt:

Xử lý nước:

Giai đoạn 1: cung cấp hệ vi sinh và enzyme chuyên xử lý ô nhiễm giúp phân huỷ nhanh ô nhiễm hữu cơ trong hệ thống ương mật độ cao bằng sản phẩm Probio RacewayAquaclear Raceway.

Giai đoạn 2: cung cấp sản phẩm Nitro Liquid Raceway chứa hỗn hợp vi khuẩn nitrate hóa và nitrite hóa đậm đặc, tỷ lệ cân đối. Giúp chuyển NH3 và NO2 thành dạng ít gây độc hơn cho tôm ương.

Cho ăn:

Cung cấp enzyme kích thích tiêu hoá, tăng cường hấp thu dinh dưỡng với sản phẩm Digest Raceway, chứa 13 loại enzyme tiêu hóa cần thiết với hàm lượng đậm đặc giúp thức ăn được “cắt nhỏ” và phân rã thành dạng nhũ tương dễ hấp thu.

Cung cấp hốn hợp vitamin và chất điện giải chống sốc, tăng sức đề kháng cho tôm ương với sản phẩm Etrovit Raceway, chứa đầy đủ các vitamin thiết yếu tan trong nước và dầu với hàm lượng rất cao như Vitamin D3, B1, B3, B12, C, E và Pantotheic giúp tôm tăng trưởng và tăng khả năng kháng bệnh. Chứa chất điện giải Na+ và K+ giúp tôm khỏe trong điều kiện ương mật độ cao hoặc trong điều kiện môi trường bất lợi.

Ghi chú: Liên hệ 0902.592.712 hoặc chuyên viên kỹ thuật của Vinhthinh Biostadt tại địa bàn để được hướng dẫn chi tiết.


 















Thực hiện: P. Nuôi công nghệ cao – Vinhthinh Biostadt Group
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi