FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcHOẠT ĐỘNG CÔNG TYXuất khẩu tôm đón lợi thế vượt dịch Covid- 19

Xuất khẩu tôm đón lợi thế vượt dịch Covid- 19


So với Ấn Độ và Bangladesh, xuất khẩu tôm của Việt Nam có thể sẽ ít khó khăn hơn với xu hướng tiêu dùng mới của EU. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực trong vài tháng tới sẽ là yếu tố hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành tôm Việt nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hàng đầu cả nước, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 1,2 tỷ USD. Theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tỉnh chỉ đạt trên 140 triệu USD, bằng hơn 12% kế hoạch, giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kim ngạch thủy sản giảm sút là do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid- 19, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn.

 

Song song đó, các đối tác lớn đề nghị tạm ngừng các đơn hàng do các nước thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, nhiều nhà nhập khẩu đã thông báo tạm dừng việc giao hàng khiến cho việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước đạt hơn 16 triệu USD, giảm hơn 66,7%; Trung Quốc ước đạt hơn 4,5 triệu USD, giảm hơn 67,7%.

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước tính, quý I/2020, xuất khẩu tôm đạt 591,083 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng trong tháng 3/2020, xuất khẩu tôm giảm 15%.

Dịch Covid- 19 tác động tới hầu hết các ngành hàng, tôm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đối với ngành tôm, quý I/2020 chưa phải là mùa vụ chính mà phải đến tháng 4, tháng 5 trở đi. Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia EU, tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất tôm cũng đã có những phương án thích ứng. Các doanh nghiệp ngành này cho biết, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đông lạnh, đóng hộp tiện dụng, dễ chế biến tại nhà sẽ cao hơn thủy sản tươi sống, đây cũng là hướng mà các doanh nghiệp đang tập trung triển khai.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, trong khi tiêu thụ tôm tại các nhà hàng giảm do các lệnh phong tỏa, thì tiêu thụ tôm tại các chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ lại tăng mạnh. Theo tổng kết của một số siêu thị lớn ở Hà Lan, doanh số bán tôm của họ tăng 1,4 – 2,2 lần so với bình thường. Mặc dù doanh số bán lẻ có thể chậm lại khi người dân bắt đầu quen với tình huống mới và ngừng mua sắm tích trữ, thì doanh số bán lẻ tôm nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức cao hơn bình thường do nhà hàng, quán ăn bị đóng cửa. Do đó, so với Ấn Độ và Bangladesh, Việt Nam có thể sẽ ít khó khăn hơn với xu hướng tiêu dùng mới của EU.

Mặt hàng tôm Việt Nam ở EU vốn tập trung chủ yếu cho lĩnh vực bán lẻ, vì vậy nhu cầu tăng từ ngành bán lẻ có thể giúp Việt Nam bù đắp mức giảm từ doanh số trong kênh bán buôn. Hơn nữa, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA) và dự kiến sẽ có hiệu lực trong vài tháng tới sẽ là yếu tố hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ những công ty đã tham gia được vào kênh bán lẻ và có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng mới có thể bớt khó khăn hơn so với các doanh nghiệp khác trong mùa dịch Covid- 19.

Tại Trung Quốc, các nhà hàng đã mở cửa trở lại và tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ tăng trong thời gian tới. Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, hơn 140.000 công ty kinh doanh thực phẩm tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) đã mở cửa trở lại để kinh doanh kể từ giữa tháng 3/2020. Tại các nhà hàng này, khách hàng được yêu cầu ngồi cách xa nhau, trong khi một số nhà hàng ở tỉnh Sơn Tây sử dụng robot để phục vụ thức ăn. Tại tỉnh Vân Nam, các bãi đậu xe ô tô bên ngoài nhà hàng đã đông hơn, trừ tỉnh Hồ Bắc hiện vẫn đang thực hiện biện pháp đóng cửa.

Do đó, Cục Xuất Nhập khẩu khuyến nghị, các trang trại nuôi trồng thủy sản cần thu hoạch theo đúng kế hoạch, không vội vàng tránh bị thương lái lợi dụng ép giá. Đối với thả nuôi tôm vụ mới cần cẩn trọng, theo dõi khuyến cáo từ các nguồn tin chính thống, thả nuôi với mật độ vừa phải, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn từ các nước nhập khẩu.

Dự kiến, tháng 4 và quý II/2020 còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid- 19, kim ngạch không khả quan. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đã kiểm soát cơ bản được dịch Covid – 19, hoạt động kinh tế - nhu cầu nhập khẩu bắt đầu hồi phục. Còn tại thị trường Nhật Bản hiện đã kiềm chế - hạn chế dịch bệnh, đang còn hoạt động xuất nhập khá tốt. Về phía địa phương, Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần nắm sát tình hình các thị trường khác để tranh thủ xuất khẩu và có giải pháp phù hợp kịp thời.


Nguồn: congthuong.vn


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi