FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Cải tạo đất phèn cho vùng đất trồng lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm phân hóa học vụ Đông Xuân

Theo số liệu thống kê thì 20 năm qua từ 2000-2020, năng suất lúa bình quân toàn vùng ĐBSCL tăng thêm 17,8 tạ/ha, làm tăng thêm hơn 7 triệu tấn lúa, chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa tăng thêm của cả nước.
 
Bên cạnh cải tiến giống lúa, công tác cải tạo thủy lợi xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động trong tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển và đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân đã góp phần nâng sản lượng lúa của vùng từ 12,8 triệu tấn năm 1995 lên 23,8 triệu tấn năm 2020. Đóng góp lớn vào sản lượng lúa của vùng là 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp, sản lượng lúa của 3 địa phương này chiếm tới gần 50% sản lượng lúa toàn vùng.
  
Tuy nhiên diện tích đất canh tác lúa ở ĐBSCL chủ yếu là đất phèn, nhóm này có diện tích 1.600.263 ha chiếm 41,1% diện tích toàn vùng. Trong đó có một số lại đất phèn cần đặc biệt chú ý như sau:

Đất phèn hoạt động diện tích là 1.178.396 ha chiếm 30% đất ĐBSCL và chiếm 73,64% diện tích đất phèn.

Đất phèn hoạt động nông - mặn có diện tích 118.460 ha, phân bố ở: Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long.

Đất phèn hoạt động nông có diện tích 192.081 ha, phân bố ở: Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

Nhóm đất phèn thường có hàm lượng hữu cơ khá cao, nhất là loại hình tích lũy hữu cơ có hàm lượng từ 5 - 15% ở tầng mặt và ít thay đổi ở các tầng dưới. Đạm tổng số 0,15 - 0, 5%; lân tổng số rất thấp, tầng mặt 0,031 - 0,071%, các tầng dưới 0,023 - 0,043%; kali tổng số 1,0 - 1,3%; lân dễ tiêu nghèo...

Đất phèn có chứa nhiều độc tố và rất chua, hàm lượng trung bình các độc tố của tầng phèn Bj như sau: Tầng phèn rõ pHH2O 2,87; SO3- 1,59%; SO2­­- 0,25%; Fe2+ +Fe 3+ 63,04 (mg/100g); Al3+ 38,59 (mg/100g). Tầng phèn chưa rõ: pH H2O 3,25; SO3 1,27%; SO2­­- 0,25%; Fe2+ +Fe 3+ 47,34 (mg/100g); Al3+ 20,72 (mg/100g). Đặc biệt phải chú ý đến các độc tố ở tầng đất mặt trên tầng phèn hoặc trên tầng sinh phèn. Điều quan trọng của tính chất đất phèn là có pH thường dưới 3,5.
 
Độ pH tác động nhiều đến các tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật của đất đến sự phát triển và năng suất của cây lúa. Lúc đầu pH của đất là do thành phần và tính chất của đất quyết định nhưng về sau là do cách bà con lạm dung phân hóa học làm cho pH đất ngày càng thấp đi.
 
Độ pH ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm; lượng kẽm cũng như sắt dễ hấp thụ sẽ giảm khi pH > 7. Photpho thường phát huy hết tác dụng ở độ pH 6 - 7, còn đối với canxi và kali thì ở độ pH < 6. Nếu pH cao quá 7 thì urê và amoni sulfat có thể bị chuyển hóa thành khí amoniac. Đặc biệt đối với đất chứa canxi cacbonat. Độ pH thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn giải phóng nitơ từ các chất hữu cơ. Độ pH thấp có thể kích thích làm cho cây lúa nhạy cảm hơn với các chất độc và một số bệnh. Khoảng pH tối ưu cho cây lúa phát triển là từ 5 - 7.

Ngoài ra bà con trồng lúa còn đối mặt với vấn đề cây lúa bị ngộ độ hữu cơ 
do lượng chất hữu cơ trong đất được ghi nhận có gia tăng vì khi trồng nhiều vụ lúa trong năm, lượng hữu cơ của rễ lúa được tạo thêm trong đất qua các vụ trồng. Tuy nhiên do tình trạng đất bị ẩm liên tục, điều này đã làm giảm sự phân hủy chất hữu cơ trong đất. Hơn nữa, trong điều kiện khử do sự ngập nước trong thời gian dài, các hợp chất hữu cơ khó khoáng hóa mang nhiều gốc phenol đã được hình thành trong đất và nó đã gây trở ngại khả năng cung cấp N cho cây.


Do đó ngoài công tác thủy lợi rửa phèn tốt thì bà con cần chú ý đến liều lượng bón phân hóa học và tăng sử dụng các sản phẩm có khả năng cải thiện cấu trúc đất giúp đất tới xốp hơn và điều hòa độ pH đất nằm ở mức trung tính 5,5- 6. Sử dụng các sản phẩm có khả năng duy trì sự sống của các vi sinh vật có lợi trong đất để phân hủy toàn bộ rễ lúa của những vụ canh tác trước để lại.

Sau đây là công thức bón phân cho cây lúa vụ Đông Xuân 2021- 2022 công ty Vĩnh Thịnh khuyến cáo, bà con có thể tham khảo:


Đất phèn vụ Đông Xuân:

Bón lót hoặc bón sớm (bón trước hoặc sau khi gieo cấy 2-3 ngày): lân nung chảy: 200kg (300kg nếu đất phèn nặng) Wokozim hạt 10kg/ ha (có tác dụng khử độc cho đất, rễ mạnh ngay từ đầu)Nếu sử dụng phân bón NPK thì chọn công thức phân có hàm lượng lân cao

Bón thúc đợt 1 (18-22 NSS): Urê: 50kg + Kali đỏ: 50kg. Nếu sử dụng phân bón NPK thì chọn công thức phân có hàm lượng đạm cao. Tuy nhiên bà con không nên lạm dụng đạm khi đất Đông Xuân sau 1 đợt nước về đã có lượng phù sa dồi dào. Ở giai đoạn này công ty Vĩnh Thịnh khuyến cáo bà con nên giảm 20- 30% lượng đạm thay thế bởi Wokozim hạt 10kg/ ha để kích thích bộ rễ lúa phát triển. Điều chỉnh pH đất giúp cho lúa hấp thu dinh dưỡng tối đa cả đa lượng, trung vi lượng giúp chồi con to bằng chồi mẹ.
 
- Bón đón đòng (tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa, bón khi lúa có khói đèn 1-2mm)Urê: 30kg + Kali đỏ: 25kgNếu sử dụng phân bón NPK thì chọn công thức phân có hàm lượng đạm và kali tương đồng nhau.

Liều lượng sử dụng thực tế bà con có thể gia giảm lượng phân đơn theo chỉ số đo màu lá lúa.

Ngoài ra để tăng hiệu quả cho việc hấp thu dinh dưỡng và tăng tính chống chịu đối với điều kiện môi trường bất lợi như phèn, mặn, khô hạn hoặc sâu bệnh hại bà con có thể bổ sung một số lần phân bón lá như sau:

♦ 15 NSS: phun Wokozim lỏng 30ml/ bình 25 lít+ NPK 10- 52- 10 + TE Vĩnh Thịnh 50g/ bình 25 lít:  giúp lúa đẻ nhánh rộ, tăng số chồi hữu hiệu, kháng phèn mặn…




Một số hình ảnh trình diễn với sản phẩm đối chứng khác:















Link tham khảo ý kiến bà con nông dân đã sử dụng qua sản phẩm:




Bài viết được thực hiện bởi: phòng marketing - bộ phận Nông Nghiệp - công ty Vĩnh Thịnh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi