FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Giải pháp nuôi cá tra thịt trắng, chắc thịt và biện pháp khử kháng sinh tồn lưu trong cơ thịt cá

Những năm qua, nghề nuôi cá tra có những bước thăng trầm, giá cả không ổn định, việc lời lỗ không quyết định ở năng suất mà quyết định do giá cả, thị trường. Rồi vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, các đòi hỏi về kỹ thuật, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một khắt khe hơn. Ðặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm cá tra thịt trắng có nhu cầu ngày càng cao và là vấn đề bức xúc đối với các nhà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và người nuôi.
        

Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, có thể phân loại màu thịt cá tra từ cao đến thấp như sau: trắng, vàng chanh, hồng, vàng.
 
Theo nhận định của một số nhà khoa học, màu thịt cá có thể quyết định bởi 3 yếu tố:  di truyền, chế độ dinh dưỡng (thức ăn), điều kiện sống (môi trường, thời tiết ). Trong đó, thành phần các loại thức ăn của cá có tác động rất lớn đến màu thịt của cá tra nuôi. Dù nuôi cá bất cứ ở hình thức nào (bè, ao), bất cứ môi trường nào (nước chảy, nước tĩnh) nếu sử dụng những loại thức ăn xanh (rau muống), chất kết dính (bột gòn) thì chắc chắn thịt cá sẽ có màu vàng (Sở NN & PTNT Đồng Tháp)
 
Vấn đề liên quan đến tỷ lệ thịt trắng trên cá tra rất được nhiều nhà khoa học, người nuôi cá quan tâm. Bởi vì, cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng. Khi thu mua sẽ bị giảm giá từ 10 - 15% so với cá tra thịt trắng cùng kích cỡ.
 
DI TRUỀN VÀ CHỌN GIỐNG
 
Có một loại cá da trơn có da màu vàng mà người dân gọi là cá tra nghệ (Pangasius kunyit). Đây là một loại cá có đặc trưng da thịt đều vàng như nghệ nhưng thịt có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng. Sản lượng của cá không nhiều, chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Loại cá này Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thuỷ sản An Giang đã cho sinh sản nhân tạo trong năm 2001 (Vương Học Vinh – Giảng viên thủy sản – Trường ĐH An Giang, 2005)
 
BỆNH
 
Tác nhân gây bệnh là do giun sán ký sinh trong túi mật, làm tắt túi mật và dẫn đến cá sẽ bị vàng, cá bỏ ăn rồi chết. Khi cá bị bệnh về gan và mật thì chức năng chuyển hoá thức ăn và hấp thu thuốc không còn hoạt động hữu hiệu, nên việc sử dụng thuốc ở thời điểm này không có hiệu quả.
 
Cùng với bệnh giun sán, cá tra nuôi với mật độ cao nếu các biện pháp kỹ thuật hay quản lý môi trường không tốt cá sẽ bị vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh Gan Thận Mủ, xuất huyết...
 
Tác nhân gây bệnh Gan Thận Mủ, Xuất Huyết là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Aeromonas ssp., Pseudomonas ssp. Khi cá bị bệnh, thông thường cho tiến hành điều trị bằng kháng sinh kéo dài từ 5-7 ngày thậm chí nếu kháng sinh bị lờn thuốc, khi đó chuyển qua nhiều loại kháng sinh mạnh hơn và thời gian điều trị kéo dài từ 10 - 15ngày, dẫn đến thịt cá bị ngã sang màu vàng hoặc vàng chanh (Vương Học Vinh, 2005).
 
GAN CÁ BỊ SUY YẾU – GAN NHỢT NHẠT – TRẮNG GAN
 
Gan giữ vai trò quan trọng trong quá trình sống của tất cả động vật bởi các chức năng: loại bỏ chất độc của cơ thể, là trung tâm của quá trình tổng hợp – chuyển hóa chất dinh dưỡng, và đồng thời là nơi sản sinh các enzym quan trọng của quá trình trao đổi chất. Đối với cá tra, mức quan trọng được nâng cao hơn khi những nhận định gần đây cho thấy gan còn tác động đến sự hình thành sắc tố của cơ thịt (Vương Ngọc Vinh, 2005; Lê Văn Tín, 2008), do khi tế bào gan bị nhiễm mỡ sẽ dẫn đến việc mất cân đối hai thành phần phospho - lipid của màng tế bào và làm suy yếu sự toàn vẹn của màng khiến enzym và các chất khác dễ bị rò rỉ vào máu, trong đó màu vàng của dịch mật làm tích tụ sắc tố trong cơ thịt cá (Lê Văn Tín, 2008).
 
Trong nuôi thương phẩm, cá thường được cung cấp nhiều dinh dưỡng (chủ yếu là chất béo - lipid), điều này dễ dẫn đến quá tải trong cơ chế hấp thu và chuyển hóa chất béo, làm xuất hiện tích tụ mỡ khi gan không kịp vận chuyển lipid đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hơn nữa, cơ chế hấp thụ lipid cần một số các vitamin và acid amin khác (vitamin nhóm B, Choline, Methionin, …), tỉ lệ cân bằng này thường dễ bị phá vỡ và mất cân đối do thói quen chỉ chú trọng tăng cường lipid và protein của người nuôi. Nguy cơ làm cho thịt cá bị vàng bắt nguồn từ vấn đề này khi hoạt động của gan cá bị rối loạn.
 
Trong vai trò là “nhà máy lọc” của cơ thể, gan cá cùng một lúc đào thải các chất độc từ thức ăn (afflatoxin), các kim loại nặng từ môi trường và cả kháng sinh trong sử dụng điều trị bệnh. Đây là những yếu tố có mặt thường xuyên trong quá trình sống của cá và đặc biệt tăng cao trong giai đoạn nhiễm bệnh (chủ yếu là đào thải hàm lượng kháng sinh), một khi phải hoạt động liên tục và phải chịu những tác động trực tiếp từ những chất bất lợi này, tế bào gan sẽ bị suy yếu. Tế bào gan có khả năng hoạt động bù trừ rất tốt nhưng một khi đã bị suy yếu nghiêm trọng và biểu hiện thành bệnh thì các biện pháp khắc phục không mang lại hiệu quả. Rất khó để ta bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh.
 
MÔI TRƯỜNG
 
Trong ao nuôi có nhiều mùn bã hữu cơ, màu nước đậm (do có nhiều tảo), khí độc NH3, H2S, ao nuôi ít thay nước, cá càng lớn, nuôi càng lâu trong môi trường có nhiều tảo thì qúa trình tích lũy các sắc tố ảnh hưởng đến màu sắc càng tăng.... những yếu tố này là nguyên nhân làm cho cá nuôi có thịt màu vàng.
 
Vào mùa nước đổ tháng 6 - 7 có những thay đổi lớn về chất lượng nước trên sông, nước thường có độ đục rất cao, nước hơi có màu đỏ, nếu trong thời gian này chúng ta thay nước thường xuyên sẽ dẫn đến môi trường nước trong ao không tốt và dẫn đến thịt cá bị vàng (Vương Học Vinh, 2005).
 
Trong ao nuôi thiếu Oxy thường xuyên cá cũng bị thịt vàng.
 
THỨC ĂN KHÔNG PHÙ HỢP
 
Thức ăn có độ đạm thấp, đạm không hấp thu cho vào nhiều, không có bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, dẫn đến cá bị suy dinh dưỡng và thịt cá bị vàng. Thịt cá càng vàng nhiều nếu nhu cầu thức ăn không đủ cho cá và chúng phải tìm thức ăn bên ngoài như: đất, tảo, sinh vật phù du…
 
Khi “giảm cho ăn để nuôi cá cầm chừng”, cơ thể cá bị đói nhiều ngày thường thiếu protein để hình thành các apoprotein giúp chuyển hóa mỡ trong máu. Cá “thiếu ăn” cũng dẫn đến thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và các muối vô cơ (vitamin nhóm B, sắt, kẽm, iode, …) là những chất giữ vai trò lớn trong quá trình chuyển hóa, hấp thu chất béo của cơ thể. Mặt khác, cá phải chuyển hóa lượng mỡ dự trữ thành lipid để duy trì hoạt động sống vì vậy hàm lượng mỡ trong máu cá tăng cao, trong khi đó lại thiếu các điều kiện hỗ trợ hấp thu nên bị gián đoạn và tắt nghẽn tại gan, dẫn đến cá bị thịt vàng (Vương Học Vinh, 2005).
 
GIẢI PHÁP  NUÔI CÁ TRA CÓ TỶ LỆ THỊT TRẮNG CAO – CHẮC THỊT – KHÔNG BỊ NHIỄM KHÁNG SINH
 
Để khắc phục tình trạng thịt cá tra không bị vàng, người nuôi nên tạo môi trường ao nuôi trong sạch, có nguồn nước ra vào thông thoáng và hàm lượng đạm trong thức ăn đảm bảo đủ nhu cầu  cho 1 kg cá tra (thông thường 1 kg cá tra thương phẩm sẽ tiêu thụ từ 32-34% đạm).
 
Không cho cá ăn dư hoặc ăn thiếu, nếu dư thức ăn, ao sẽ sinh ra tảo và bị ô nhiễm nguồn nước, nếu cho ăn thiếu, cá tìm ăn các loài thức ăn tạp khác kể cả tảo.
 
Khi cá đạt kích cỡ từ 400g/con trở lên cần phải thay nước liên tục, đảm bảo lượng nước trong ao luôn luôn sạch, không có xuất  hiện tảo trong môi trường nước, không để nước có màu xanh khi cá ở giai đoạn 2 tháng nuôi cuối.
 
Khi kiểm soát và thực hiện tốt những yếu tố đã nêu ở trên, chúng ta cần phải bổ sung 2 sản phẩm của VINHTHINH BIOSTADT nhằm giúp cá nuôi có tỷ lệ thịt trắng cao – chắc thịt – không bị nhiễm kháng sinh.    
 

Ứng dụng sản phẩm BIOCURB và HEPATOFISH power nhằm giúp cá có tỷ lệ thịt trắng cao – không bị nhiễm kháng sinh – không bị nhũn thịt

 
Khi cá đạt kích cỡ 400-500g/con
 
- Cho cá ăn BIOCURB với liều: 1kg/5 tấn thức ăn, cho ăn 1 cử/ngày, định kỳ cho cá ăn 3 ngày/tuần.
- Cho cá ăn HEPATOFISH power với liều: 1lít/ 1tấn thức ăn, cho ăn 1 cử/ngày, định kỳ cho cá ăn 3 ngày/tuần
 
Khi cá đạt kích cỡ >700g/con (cá còn 15 - 20 ngày sẽ thu hoạch)
 
- Cho cá ăn BIOCURB với liều: 1kg/5 tấn thức ăn + HEPATOFISH power với liều: 1lít/1 tấn thức ăn, cho cá ăn liên tục 7-10 ngày.
 
Cá có tỷ lệ thịt vàng nhiều – Thịt cá bị nhũn – Cá bị nhiễm kháng sinh
 

- Cho cá ăn BIOCURB với liều: 1kg/5 tấn thức ăn + HEPATOFISH power với liều: 1lít/1 tấn thức ăn, cho cá ăn liên tục 10 ngày.
 
Ghi chú:
 
BIOCURB – SẢN PHẨM CỦA HOA KỲ: Giúp khử kháng sinh tồn lưu, loại trừ giun sán, giúp cơ thịt cá trắng và chắc, phòng ngừa các bệnh về chướng hơi, sình bụng, khử mùi hôi của nước ao nuôi, giúp gan cá phục hồi lại sau khi điều trị cá bằng kháng sinh ( gan cá sẽ phục hồi lại màu cafe sữa). Liều dùng: 1kg/5 tấn thức ăn, cho cá ăn định kỳ 3 ngày/tuần (bắt đầu cho cá ăn định kỳ khi cá đạt size từ 400g/con trở lên)
 
HEPATOFISH power: Giúp giải độc gan, cải thiện chức năng gan. Liều dùng: 1kg/ 1 tấn thức ăn, cho cá ăn định kỳ 2-3 ngày/tuần.

Bài viết được thực hiện bởi: KS HỒ HOÀNG HUÂN - Công ty VinhthinhBiostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi