Sau cơn bão đi qua Tỉnh Bình Thuận, nhiều vườn Thanh long bị ngập lên đến 1/3 trụ dẫn đến bẹ bị ngập úng, cây ngừng sinh trưởng và trở nên xơ xác. Nhiều hộ nông dân rơi vào tình trạng lao đao vì sợ thanh long bị ngập úng sẽ bị chết cả vườn.
Thanh long bị suy kiệt sau bão
Hình ảnh trên được ghi nhận tại vườn nhà anh Đức - Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận. Vườn thanh long nhà anh Đức sau khi ngưng chong đèn thì bão ập đến, 2 hồ chứa nước của huyện đồng thời xả nước để điều tiết làm cả vườn đều bị ngập hết 1/3 trụ. Tuy nhiên, sau khi nước rút anh Đức sử dụng Wokozim hạt kết hợp với phân hóa học để bón gốc. Song song đó anh phối hợp phun sản phẩm Wokozim lỏng qua lá để giúp thanh long nhanh phục hồi hệ rễ và lá.
Sau khi kết hợp bón Wokozim hạt và phun Wokozim lỏng được 18 ngày thì vườn thanh long nhà anh Đức đã phụ hồi hoàn toàn. Bộ rễ thanh long ra mạnh đồng thời nụ hoa bắt đầu xuất hiện.
Bộ rễ thanh long phục hồi sau ngập úng đồng thời nụ xuất hiện
Thanh long tại Vườn anh Đức 1 tháng 30 ngày sau
Vì vậy, việc sử dụng kết hợp Wokozim hạt và Wokozim lỏng không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn là giải pháp tối ưu giúp cây Thanh long cải thiện sức khỏe chống chịu được những điều kiện bất lợi của thời tiết.
Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC