Canh tác lúa vụ Hè Thu là một thách thức đối với nhà nông khi phải đối diện với sự biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại phát triển. Thời tiết nắng nóng kéo dài ở đầu vụ gieo sạ làm cho nhiều vùng đất canh tác 3 vụ bị xì phèn cũng như ngộ độc hữu cơ nặng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng cây lúa còi cọc, chậm phát triển.
Và từ nhiều năm qua sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học
Wokozim dạng hạt được nhiều quý bà con tin dùng trong giai đoạn bón lót hoặc giai đoạn lúa 10- 20 ngày sau sạ với liều lượng 10- 20kg/ 10.000
m2. Đây được coi là một giải pháp thông minh giúp quý bà con hạ phèn cho ruộng lúa hiệu quả nhất đối với các vùng đất canh tác 3 vụ, không có thời gian cày ải phơi đất.
Nắng nóng kéo dài cũng là điều kiện để bọ trĩ tấn công ruộng lúa. Vì vậy giai đoạn lúa từ 7- 10 ngày sau sạ bà con cần chú ý phun thuốc phòng trừ bọ trĩ
Tricel 48EC +
Wokozim lỏng giúp lúa bung đọt nhanh và phát triển bộ rễ sâu tăng cường khả năng đẻ nhánh.
Hình ảnh ruộng lúa phun Wokozim lỏng giúp bung đọt mạnh, giữ màu xanh lâu.
Ngoài ra nhện gié cũng là loài dịch hại thường xuất hiện giai đoạn lúa 30 ngày và lúc lúa trổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất. Do đó quý bà con cần đặc biệt chú ý và phun ngừa nhện gié với sản phẩm
Sulfex 80WG để tránh thiệt hại năng suất về sau.
Để tạo điều kiện cho bông lúa thụ phấn tốt giải nhiệt giải stress, nâng cao sức sống hạt phấn. Hạn chế tình trạng lúa trổ cờ quý bà con cần cung cấp vitamin, các amino acid bổ sung Bo và các yếu tố trung vị lượng bằng cách phun
Wokozim lỏng giai đoạn lúa trổ xẹt.
Lưu ý: Cần đi thăm đồng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả và cân đối lượng phân bón hợp lý để giảm tối đa tình trạng đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất
Bài viết được thực hiện bởi: bộ phận Marketing- bộ phận Nông Nghiệp- Công ty Vinhthinh Biostadt
Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744