Kỹ thuật bón phân cho dừa xiêm Mã Lai đậu trái cao hạn chế năng suất cách niên
Xuôi về vùng đất Gò Công Tây - Tiền Giang, chúng ta sẽ ngỡ ngàng với mô hình trồng dừa xen canh sả với năng suất mỗi 1 công cho thu hoạch từ 400 - 500 trái mỗi tháng, cao điểm mỗi chục dừa (12 trái)từ 70.000 - 80.000 đồng, mỗi tháng bà con thu nhập hơn 3 triệu đồng.
Mô hình trồng dừa xen canh sả
Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao thì bà con không thể canh tác theo kiểu truyền thống bỏ mặc cho đất trời rồi thu hoạch mà cần phải đầu tư phân bón cho đúng cách để giảm chi phí nhưng mang lại năng suất ổn định thì hiệu quả kinh tế mang lại mới đáng kể.
Cây dừa Mã Lai là giống dừa ít bị bọ cánh cứng hay đuông gây hại nhưng lại dễ bị rụng vào giai đoạn trái non. Do đó, khi canh tác cây trồng này bà con cần chú ý vấn đề về dinh dưỡng qua phân bón là chủ yếu.
Giai đoạn bón lót trước khi trồng:
Chuẩn bị hố trồng: sao cho vừa với gáo dừa giống. Lưu ý không nên đặt trái dừa quá sâu sẽ làm cây dừa chậm phát triển và cũng không đặt quá cạn, lấp đất không hết trái thì sau này gốc sẽ bị phình to dễ ngã đổ.
Phơi hố khoảng 20 ngày trước khi trồng.
Lượng phân bón lót hố trồng: 2 - 3 kg phân chuồng ủ hoai + 100g super lân + 50g Wokozim hạt, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
Giai đoạn kiến thiết:
Tháng đầu tiên: sau khi trồng bà con nông dân nên hòa tan tưới 2 kg DAP + 5kg NPK 16-16-8 Vĩnh Thịnh + 100ml Wokozim lỏng cho 1.000m2 (tương đương 40 cây), định kỳ 15 ngày/ lần, giúp dừa con nhanh ra rễ bám sâu và đi đọt.
Đến tháng thứ 6:50g Wokozim hạt + 150g NPK 16 - 16 - 8+ TE Vĩnh Thịnh cho mỗi gốc. Xới nhẹ quanh gốc và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại và tưới nước cho tan phân để cây dễ hấp thu. Định kỳ 1 tháng bón phân 1 lần với liều lượng như trên
Đến năm thứ hai: thì tiếp tục chăm sóc làm gốc đắp mô cho cây dừa, thời điểm này cây dừa bắt đầu hình thân, thân dừa càng to thì năng suất cây dừa mang lại càng lớn. Thời kỳ này bà con tăng lượng phân bón như sau: 100g Wokozim hạt + 250g NPK 16 - 16 - 8+ TE Vĩnh Thịnh. Định kỳ 1 tháng bón lại 1 lần.
Nếu cây dừa được chăm sóc tốt, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng thì đến 28 tháng cây dừa sẽ cho ra lưỡi mèo đầu tiên. Giai đoạn cây ra lưỡi mèo bà con sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng để phun định kỳ 10 ngày/ lần để cung cấp thêm các yếu tố điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin, vi lượng dạng Chelate cho cây đậu trái cao.
Giai đoạn dừa ra lưỡi mèo
Giai đoạn kinh doanh:
Liều lượng bón: 150g Wokozim hạt + 600 g NPK 16 - 16 - 8 + TE Vĩnh Thịnh định kỳ 1 tháng/lần
Qua đến lứa trái thứ hai: bà con sẽ chuyển sang bón công thức NPK 20 - 15 - 17 + TE Vĩnh Thịnh thay cho NPK 16 - 16 - 8 + TE Vĩnh Thịnh. Giai đoạn này dừa bắt đầu thu hoạch rộ thì chúng ta cần cân đối lại lượng Đạm, Lân, Kali để dừa ngọt nước, và không bị rụng trái non.
Đến mùa trái thứ hai thì cây dừa xảy ra hiện tượng năng suất cách niên. Vì vậy, để dừa ra lưỡi mèo liên tục và không rụng bông khi đậu trái ta nên sử dụng bộ đôi hoàn hảo 50g phân bón lá NPK 10 - 52 - 10 + TE Vĩnh Thịnh + 50ml Wokozim lỏng pha bình 25 lít, để phun tác động trên lá, định kỳ tháng/lần.
Link tham quan vườn dừa xiêm Mã Lai theo quy trình dinh dưỡng ở trên:
Bài viết được cập nhật bởi: KS. Nguyễn Thị Thanh Ngân- bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt