FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật bón phân ô khuyết và giải pháp giảm 30% phân bón trong canh tác lúa vụ Hè Thu 2021

Theo các nhà quản lý, trong 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì lãi cao nhất là vụ Thu Đông (do giá thời điểm này thường cao nhất trong năm), kế đến là vụ Đông Xuân và cuối cùng là Hè Thu. Sản xuất lúa vụ Hè Thu nông dân tốn chi phí rất nhiều nhưng năng suất lại rất thấp do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, nông dân phải biết tính toán thật kỹ, lựa chọn giống và phân bón thật hợp lý để hạn chế tình trạng cây lúa bị đổ ngã thì mới mong có lời.

Ngoài ra, vụ lúa Hè Thu nông dân cần phải chú ý đến pH đất. Nếu pH lớp đất mặt dưới 5 cần thực hiện như sau:

Bước 1: bón từ 30-50 kg vôi nung/công lúc làm đất để cung cấp Ca, tăng cường khả năng hoá giải độc chất của cây lúa và bón lót từ 20-30 kg phân lân nung chảy/công để cố định độc chất phèn trong đất.


Bước 2: Bơm nước rửa phèn trước khi xuống giống. Dùng giấy đo pH kiểm tra nước trong ruộng trước khi sạ, khi pH trên 5,5 là được. Sau khi ruộng ngập nước khoảng 2 tuần, cần xả bỏ nước, vì độc chất sắt trong dung dịch đất lúc nầy tăng cao gây độc cho lúa.
 
Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, tùy theo nền đất và tùy theo vụ mà nông dân cần có sự điều chỉnh công thức bón phân cho phù hợp. Đối với đất làm 2, 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì trung bình lượng phân cần sử dụng khoảng 150 - 180 kg urê, 50 - 100 kg DAP, 30 kg kali. Nếu nông dân có bón lót phân lân đầu vụ (khoảng 300 kg/ha) thì lượng DAP cần dùng là 50 kg, còn urê thì nên sử dụng bảng so màu lá lúa để cân đối cho phù hợp. Đặc biệt đối với sản xuất lúa vụ Hè Thu thì cần giảm hàm lượng phân đạm và tăng cường phân lân, bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các cation nhôm và sắt sẽ bị biến thành dạng khó tiêu. Lượng khuyến cáo là 40 - 50 kg lân/ha (tương đương khoảng 250 - 315 kg lân supe), thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60 kg lân/ha (tương đương khoảng 375 kg lân supe).
 
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân nên áp dụng “kỹ thuật ô khuyết” để xác định từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali có sẵn trong đất để quyết định lượng phân cần bón thêm cho phù hợp. Theo tính toán, để có được 1 tấn lúa, cây lúa cần hấp thụ 15 kg đạm, 6 kg lân và 18 kg kali. Như vậy, nếu năng suất lúa đạt 7 tấn/ha thì cây lúa cần 105 kg đạm, 42 kg lân và 126 kg kali.

Kỹ thuật ô khuyết:

Trước khi tiến hành gieo sạ lúa, nông dân nên thiết kế 3 ô liền kề nhau (khoảng 5 x 5 m), mỗi ô sẽ không bón một loại phân (khuyết 1 trong 3 nguyên tố đa lượng nói trên) trong suốt mùa vụ, các khâu còn lại vẫn chăm sóc bình thường.
 
Đến khi thu hoạch, lấy năng suất lúa thực tế của từng ô nhân với lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để tính ra lượng phân đạm, lân, kali mà đất đã cung cấp. Sau cùng lấy tổng lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để đạt năng suất mà nông dân mong muốn (ví dụ 7 tấn/ha), trừ đi lượng phân mà đất đã cung cấp, còn lại là lượng phân bón cần phải bổ sung thêm. Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp nông dân có được công thức bón phân hiệu quả nhất.

Với những tính chất đất vụ Hè Thu được phân tích ở trên thì công ty Vinhthinh Biostadt đưa ra cho bà con giải pháp bón phân cơ bản nhất để giảm 30% lượng phân hóa học như sau:


Trong giai đoạn sau khi bón phân đón đòng (40- 50 ngày sau sạ) phát hiện cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thối rễ vàng lá thì sử dụng biện pháp sau:



Tăng cường thêm phân bón lá các giai đoạn trọng yếu quyết định 90% năng suất:




Bài viết được cập nhật bởi: phòng Marketing- phòng Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi