I. Quy trình bón phân (cho 1.000 m2 Ớt)
1. Phân bón gốc:
-
Bón lót: 10 kg Wokozim + Phân chuồng ủ hoai + 50 kg Lân + 1 kg Diazan
-
Bón thúc lần 1 (10-15 ngày sau trồng): 25 kg N.P.K 20-20-10.
-
Bón thúc lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8- 13S + 2 kg Kali.
-
Bón thúc lần 3 (40-45 ngày sau trồng): 35 kg N.P.K 16-16-8- 13S + 4 kg Kali + tưới 5-7 ngày 1 lần (có thể rắc giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).
2. Phân bón lá:
Ngoài các lần bón thúc chính thức nên sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung những dưỡng chất mà cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
Định kỳ 7 ngày phun Wokozim lỏng với liều lượng 20 ml/ bình 16 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.
Khi trái đang phát triển cây cần nhiều Can-xi và kali để tạo trái có vỏ dày cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun 20 ml Wokozim + 40g phân bón khác dạng hóa học (N-P-K: 20-20-20) cho bình 16 lít; Định kỳ: 5-6 ngày/ lần phun.
II. Các loại sâu bệnh phổ biến trên cây ớt:
1. Bệnh hại:
Phổ biến là bệnh chết cây con và héo xanh, có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc để phòng ngừa như: Sulfex 80WG kết hợp với Ridomil Gold 68.
Bệnh thán thư lá và trái làm giảm năng suất đáng kể, nên dùng: Sulfex 80WG kết hợp Nativo và Carbenzim.
2. Sâu hại:
Phổ biến như bọ trĩ, rầy mềm và sâu đục trái, sâu khoang: Sử dụng Tricel 48EC với liều lượng 16 ml/ bình 16 lít để phòng ngừa những đối tượng sâu hại này.
Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC